Ấu Triệu tên thật là Lê Thị Đàn (mất năm 1910) là người tỉnh Thừa thiên Huế, là một liệt nữ cách mạng trong thời kì phong trào Đông du ở Việt Nam. Với lòng yêu nước, Với tấm lòng yêu nước, thương dân Lê Thị Đàn gia nhập vào Duy Tân Hội và giữ nhiệm vụ liên lạc. Đến khi bị giặc Pháp bắt giam, biết không thể nào thoát thân bà đã cắn ngón tay lấy máu viết lên tường 3 bài thơ tuyệt mệnh thi kì.
Tác giả Ấu Triệu
Ấu triệu sinh ra trong một gia đình Nho giáo với lòng yêu nước. Mẹ mất sơn, các em còn nhỏ dại, cha của Ấu Triệu bị thực dân Pháp bắt giam, gia sản bị tịch thu, hoàn cảnh gia đình lâm vào cảnh lao đao. Vừa lúc đố có Đốc phủ sứ ở miền Nam tên Hinh ra điều kiện nếu bà chịu làm vợ thì sẽ xin tha cho cha bà và bà đã đồng ý.
Sau đó, Lê Thị Đàn được giới thiệu và kết nạp và Duy tân hội, và làm chức vụ liên lạc. Năm 1910 bà bị bắt giam và Biết mình không thể thoát và không thể sống được nữa, bà giả vờ sẽ cung khai hết, nếu được Trương Như Cương cho ngơi nghỉ một ngày…Tin lời, Thượng thư Cương chấp thuận và ngay đêm hôm ấy, bà đã cắn ngón tay lấy máu viết lên tường ba bài thơ tuyệt mệnh, rồi dùng dây thắt lưng bằng lụa trắng treo cổ, tự kết liễu đời mình tại nhà lao Quảng Trị. Trước sự bất khuất của bà, Phan Bội Châu lấy tấm gương bất khuất của nữ nhân vật Triệu Thị Trinh trong lịch sử Việt Nam mà đặt cho Lê Thị Đàn là Ấu Triệu, với nghĩa Bà Triệu Nhỏ.
3 bài thơ tuyệt mệnh được bà viết bằng máu trong nhà tù
Tuyệt mệnh thi kỳ 1 絕命詩其
Huyết khô lệ kiệt hận nan tiêu,
Trường đoạn Hương giang nhật mộ triều.
Ngô đảng tảo thanh cừu lỗ nhật,
Phần tiền nhất chỉ vị nùng thiêu.
Tuyệt mệnh thi kỳ 2 絕命詩其二
Trùng tuyền yểm lệ kiến Trưng Vương,
Đề huyết thư quyên chỉ tự thương.
Bằng tạ phật linh như tái thế,
Nguyện thân thiên tý, tý thiên sang.
Tuyệt mệnh thi kỳ 3 絕命詩其三
Thê lương ngục thất mệnh chung thi,
Hải khoát sa không khốc tự tri.
Tử quốc đáo nùng thiên hữu phận,
Thương tâm quan lũ kỷ nam nhi.
Để biểu dương tinh thần yêu nước và ý chí bất khuất của nữ liệt sĩ Lê Thị Đàn, Am thờ bà Ấu Triệu Lê Thị Đàn được cụ Phan cho xây dựng nằm ở vị trí trang trọng trong khuôn viên của khu lưu niệm nhà thờ cụ Phan Bội Châu ở Huế.
Theo Thuvientho.com