Bản tịnh thiền sư 本並禪師 tên thật là Kiều Bản Tịnh, (1100-1176) đời thứ 9, dòng Vô Ngôn Thông, họ Kiều 喬, người Phù Diễn, làng Vĩnh Khang. Là một người ham học hỏi, hiểu rõ lẽ sống của Đạo Phật và tính nhân nghĩa của Đạo Nho. Sư tu ở Am Bình Dương, núi Chí Linh, và sau đó sư làm trụ trì ở Chùa Kiến An.
Tác phẩm của Bản Thịnh Tiền Sư còn 3 bài:
- Kính trung xuất hình tượng
- Nhất quỹ
- Phát đại nguyện
Kính trung xuất hình tượng 鏡中出形像
鏡中出形像
幻身本自空寂生,
猶如鏡中出形像。
形像覺了一切空,
幻身須臾證實相。
Kính trung xuất hình tượng
Huyễn thân bản tự không tịch sinh,
Do như kính trung xuất hình tượng.
Hình tượng giác liễu nhất thiết không,
Huyễn thân tu du chứng thực tướng.
Dịch nghĩa
Tấm thân hư ảo này vốn từ hư không tĩnh mịch sinh ra,
Giống như cái “bóng” xuất hiện trong gương.
Đã hiểu rõ rằng chỉ có cái “bóng” thì hết thảy đều là không,
Tấm thân hư ảo phút chốc chứng được thực tướng.
Nhất quỹ 一揆 Một con đường
一揆
一揆一揆,
石貓搖尾。
擲身捉鼠,
還化為鬼。
若要分明,
金生麗水。
Nhất quỹ
Nhất quỹ, nhất quỹ,
Thạch miêu dao vĩ.
Trịch thân tróc thử,
Hoàn hoá vi quỷ.
Nhược yếu phân minh,
Kim sinh Lệ thuỷ.
Dịch nghĩa
Một đường, một đường,
Mèo đá vẫy đuôi.
Lao mình ra bắt chuột,
Lại hoá thành quỷ.
Nếu muộn được rõ ràng,
[Thì hãy xem] vàng sinh nơi sông Lệ.
Phát đại nguyện 發大願 發大願 Nói ra ý nguyện lớn của mình
世世生生,
不昧佛旨。
自覺覺他,
無間彼此。
方便提攜,
入於一揆。
Phát đại nguyện
Thế thế sinh sinh,
Bất muội Phật chỉ.
Tự giác giác tha,
Vô gian bỉ thử.
Phương tiện đề huề,
Nhập ư nhất quỹ.
Dịch nghĩa
Đời đời kiếp kiếp,
Chẳng bao giờ làm mờ tối ý chỉ của Phật.
Mình tự giác ngộ để giác ngộ cho người,
Không phân biệt kẻ này, người khác.
Sẵn sàng dìu dắt,
[Để họ] cùng đi vào một đường lối chung. Nói ra ý nguyện lớn của mình
3 bài thư của sư Bản tịnh thiền sư được lưu truyền muôn đời, là lý lẽ sống cho phải đạo, làm người phải làm người tốt và xác định đúng con đường mình lựa chọn.
Theo Thuvientho.com