Home / Chùm thơ chọn lọc / Hướng dẫn làm thơ – Phần 4: Thơ tứ ngôn và ngũ ngôn

Hướng dẫn làm thơ – Phần 4: Thơ tứ ngôn và ngũ ngôn

4 mẹo giúp con thuộc nhanh và hiểu sâu về thơ trong môn Văn

Mời quý vị độc giả tham khảo loạt bài hướng dẫn làm thơ cho những người bắt đầu làm thơ:

>>> Hướng dẫn làm thơ – Phần 1: Lục bát và Song thất lục bát

>>> Hướng dẫn làm thơ – Phần 2: Thơ bát ngôn

>>> Hướng dẫn làm thơ – Phần 3: Thơ lục ngôn

>>> Hướng dẫn làm thơ – Phần 4: Thơ tứ ngôn và ngũ ngôn

>>> Hướng dẫn làm thơ – Phần 5: Thơ Thất ngôn tứ tuyệt

>>> Hướng dẫn làm thơ – Phần 6: Thơ Thất ngôn bát cú

I/ THƠ TỨ NGÔN (thơ 4 chữ)

Thơ tứ ngôn là loại thơ có thể gọi là đơn giản nhất bởi vì luật bằng trắc chỉ được áp dụng cho chữ thứ 2 và chữ thứ 4 trong câu mà thôi.

Nếu chữ thứ 2 là bằng thì chữ thứ 4 là trắc và ngược lại nếu chữ thứ 2 là trắc thì chữ thư 4 là bằng.

Cách gieo vần của thể thơ này cũng được chia làm hai loại thường được gọi là cách gieo vần tiếp, và cách gieo vần tréo. Tuy nhiên vẫn còn một cách gieo vần nữa, cách này ít ai dùng đến, là cách gieo vần ba tiếng.

* Ghi chú: 
– B: phải là bằng
– T: phải là trắc
– x: bằng hoặc trắc đều được

 Cách gieo vần tiếp

x B x T (v1)
x B x T (v1)
x T x B (v2)
x T x B (v2) 

Ví dụ:

Những trưa tháng sáu
             Nước như ai nấu
             Chết cả cá cờ
             Cua ngoi lên bờ
             Mẹ em xuống cấy…”

Xem thêm:  Hồn thu - Nguyễn Tiến Dũng

(Trần Đăng Khoa)

 

Cách gieo vần tréo

x B x T (v1)
x T x B (v2)
x B x T (v1)
x T x B (v2)

Ví dụ:

Bò ơi, bò nghỉ
Sau buổi cày
mai
Có gì ngẫm nghĩ
Nhai mãi, nhai
hoài...

(Huy Cận)

Cách gieo vần ba tiếng
Ví dụ:

Chuỗi Cười

Lá đổ rào rào,
Trăng vàng xôn
xao
Chuỗi cười ha hả,
Trên cánh đồi
cao

Khói bỏ tầng không
Lửa dậy trong
lòng
Ô hay tráng sĩ
Dừng mãi bên
sông

(Hàn Mặc Tử)

II/ THƠ NGŨ NGÔN (thơ 5 chữ)

Cũng giống như thơ 4 chữ, nếu chữ thứ 2 trong câu là bằng thì chữ thứ 4 là trắc và ngược lại. Cách gieo vần của thể thơ này cũng được chia làm hai loại thường được gọi là cách gieo vần ôm, và cách gieo vần tréo.

Cách gieo vần ôm
x B x T x (v1)
x T x B x (v2)
x B x T x (v2)
x T x B x (v1) 

Ví dụ :

Em có nghe rừng ca,
Lá thu kêu xào xạc,
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá cây già


Cách gieo vần tréo
x B x T x (v1)
x T x B x (v2)
x B x T x (v1)
x T x B x (v2) 

Ví dụ :

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.

Cách gieo vần ba tiếng

Ví dụ:

Hôm nay đi chùa Hương 
Hoa cỏ mờ hơi sương
Cùng thầy me em dậy
Em vấn đầu soi gương

Nguyễn Nhược Pháp

Check Also

Những bài thơ hay về hoa cúc họa mi

Những bài thơ hay về hoa cúc họa mi

Hoa cúc họa mi còn được gọi là hoa cúc dại hay là hoa cúc …