Home / Chùm thơ chọn lọc / Nhà Thơ Bích Khê Và Những Bài Thơ Đặc Sắc Nhất Phần 1

Nhà Thơ Bích Khê Và Những Bài Thơ Đặc Sắc Nhất Phần 1

Nhà Thơ Bích Khê Và Những Bài Thơ Đặc Sắc Nhất Phần 1

Bích Khê là một nhà thơ lớn của Việt Nam. Thơ ông mang rõ phong cách “trường thơ loạn” của nhóm Hàn Mặc Tử, xuất hiện vào giữa cuối trào lưu thơ mới. Những bài thơ của ông phần lớn là bí hiểm, nhưng vẫn có thể nhìn thấy trong đó một hồn thơ đắm đuối, cuồng nhiệt. Nhà thơ có nhiều tìm tòi đổi mới thơ ca theo hướng chủ nghĩa hiện đại, đi sâu vào cõi vô thức

Nhiều bài thơ của ông thường có âm điệu vì thế cõi thơ của Bích Khê làm người ta như lạc vào không gian của sóng nhạc. Ông có nhiều bài thơ đặc sắc và triết lý bên cạnh đó thấm đẫm chất trữ tình mộc mạc

Nếu bạn là một thơ chắc hẳn sẽ không thể bỏ qua bài viết này rồi phải không? Hãy cùng Thuvientho.com theo dõi những bài thơ này nhé!

I. Đôi Nét Về Nhà Thơ Bích Khê

– Bích Khê, tên thật là Lê Quang Lương, sinh ngày 24 tháng 3 năm 1916 tại xã Phước Lộc, quận Sơn Tịnh, tỉnh Quảng-Ngãi, nay thuộc tỉnh Nghĩa Bình, nhập tịch và cư trú tại quận lỵ Thu Xà cùng tỉnh.

– Ông là con thứ chín của một gia đình nho học, người ông từng tuẫn tiết vì không chịu theo Nguyễn Thân đàn áp cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng; người cha tham gia phong trào Đông du của Phan Bội Châụ

– Ông học tiểu học ở quê nhà và ở Đồng Hới, trung học học ở Huế, sau đó ra Hà Nội học ban trú tài nhưng nửa chừng bỏ dở. Năm 1934 cùng người chị ruột Ngọc Sương vào Phan Thiết mở trường dạy học tư và học thêm. Năm 1936, người chị bị sở mật thám Pháp bắt, trường tan vỡ, ông trở lại quê nhà đóng cửa .

– Năm 1937 Bích Khê bị bệnh phổi, sau khi điều trị trở về, lên sống trên núi Thiên Ấn thuộc Quảng Ngãi, tiếp tục sáng tác, rồi lại xuống biển, và lang thang trên một chiếc thuyền quanh các ngã Sa Kỳ – Trà Khúc. Năm 1938, lại cùng chị vào Phan Thiết mở trường dạy học, được vài năm bị thực dân Pháp đóng cửa.

– Năm 1941, dạy học ở Huế. Năm 1942, bệnh phổi tái phát, ngày càng nặng, trở về Thu Xà sống những năm tháng với tâm trạng đau đớn, khắc khoải, song vẫn không ngừng sáng tác.

– Ông mất ngày 17 tháng 1 năm 1946, lúc mới 30 tuổi.

– Sinh thời, Bích Khê chỉ mới cho in tập thơ Tinh huyết (1939); nhưng ông còn để lại 4 tập thơ khác chưa xuất bản là Tinh hoa (1938 – 1944); Đẹp (1939); Ngũ hàng sơn; Dòng thơ cũ (1931 – 1936) và một tập tự truyện cũng chưa xuất bản, lấy tên Lột truồng.

Xem thêm:  Anh còn sống mãi tựa cây đời - Phan Hoàng

– Là một tác giả được chú ý trong làng thơ mới trước năm 1945 với những bài thơ tượng trưng (Duy tân, Tỳ bà, Nhạc, Mộng cầm ca,…), những bài thơ vừa tượng trưng vừa nhục cảm (Tranh loã thể, Xác thịt, Sắc đẹp,…), thơ Bích Khê mang rõ phong cách “trường thơ loạn” của nhóm Hàn Mặc Tử, xuất hiện vào giữa cuối trào lưu thơ mới.

II. Những Bài Thơ Đặc Sắc Của Bích Khê

Bích Khê là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho phong cách trường thơ loạn của nhóm Hàn Mạc Tử. Vì vậy ông sở hữu nhiều bài thơ độc đáo và khác lạ so với những nhà thơ khác. Chúng ta hãy cùng nhau khám phá nét trong thơ của Bích Khê nhé!

Bán sầu

Sầu đâu sầu lạ lùng

Sầu theo lẽo đẽo ngàn trùng cũng theo

Bán sầu chi đó tệ

Xưa đã từng có kẻ bán hoàng thiên

Người bán trời không chứng mới là phiền

Còn tôi bán hàng sầu tiền chẳng lấy

Sầu nhấm ma men men khó tẩy

Sầu mời thần ngủ ngủ không ngon

Này sầu hoa sầu cỏ sầu núi non

Sầu tất cả bà con say tỉnh dở

Chưa nói đến tớ sầu vì tớ

Bôn ba mà vỡ lỡ nét tan thương

Ma dắt lối quỷ đưa đường

Sầu đây đó sầu vương chằng chịt mãi

Tôi muốn bán hàng sầu không vốn lãi

Khoẻ tinh thần hầu tính lại cuộc trăm năm

Để sầu, thêm rối ruột tằm

Bán thơ

Mưỡu:

Hôm xưa tớ đã bán sầu

Món hàng khá đắt, khách cầu khách mua.

Còn môn Thi vẫn của chua

Khách nào có thích tớ cũng bán đùa làm quen.

Nói:

Sầu đã bán thì thơ cũng bán nốt

Mối Thi – Sầu không cột lại làm chi!

Kìa như đau, như khổ, như oán, như si

Nào giọng đàn ai oán, giọt lệ thương bi

Kết cuộc lại “mốc xì” gì đâu ráo!

Rồng vẽ lối xưa toàn những sao

Cua bò Thơ Mới chả nên câu!

Cũng rung đùi xưng Lý, Đỗ, Hàn, Tô.

Rõ “bát xáo cởi quần mò không thấy cái…”,

Tớ trót đã cùng mang bệnh dại

Từ nay xin đem bán lại cho đời.

Khách làng chơi ai cần đến vốn chơi

Tớ xin bán không lời, cả vốn.

Đời tranh cạnh xen thi vào càng lộn xộn

Chẳng ích chi thêm hao tốn lòng người

Để công phấn đấu với đời.

Cảm hứng

Mây bạc gác đầu non lúp xúp,

Ác vàng soi mặt nước lanh chanh.

Giữ tình cái én xuân muôn dặm,

Lắc giọt long đong cảnh một mình!

Chùa Ông Thu Xà

Mây trắng bay về núi Thạch chưa

Chùa Ông chim hót ở ngoài mưa

Ngồi trên gò má nghe chuông vọng

Sắc cỏ thơm mùi kinh sách xưa.

Cùng người trong sách Tương Hội

Trong sách có người ngọc

Khép cửa mặc hoa xuân

Đốt lò vàng. Mở quyển

Tương hội với tân nhân.

Ngu Cơ theo Bao Tự!

Phi Yến lẫn Ngọc Chân!

Người đẹp ở trong quyển

Niên hoa mãi có phần

Ngoài trời là mộng cả;

Hương lại thêm vài phân.

Người như trang Đạo uẩn

Ta như khách Tô Tần!

Tương kỳ cùng tương ứng,

Tương cảm lại tương thân.

Cùng nhau ta hoan lạc,

Hư thực chẳng phân vân.

Xem thêm:  Top 16 Bài thơ hay của nhà thơ Trương Tuý Anh

Dặm mòn

Ôi chiều sao mà buồn

Tầng khói biếc đầy tràn về thôn

như đờ không muốn chảy

Có phải hôm nay chở nặng hồn?

Gió về mang cả mùi lăng tẩm

Buồn cắt lênh đênh những miếng đen

Người viễn khách, lòng sầu vạn cổ

Dặm mòn muốn gặp một người quen.

Đăng lâm

Hoa cỏ bốn mùa thay đổi tiết

Ngàn năm còn mãi cụm mây xanh

Cheo leo lắt lẻo đèo treo quán

Róc rách đìu hiu nước xuống gành

Gió thốc rừng mai bông dã dượi

Mưa thêu làn nắng chỉ .

Mục tử năm ba tiều thổi điệu

Nắng vàng cao thấp, núi rung rinh.

Đây bản đàn thơ

Đây bản đàn thơ rất xốn xang

Là đôi mắt biếc của mơ màng

Màu thu lướt mướt trong làn sóng

Run rẩy căm hờn nức nở than

Thơ tôi lưu luyến giữa dòng châu

Trễ nải cho nên ứ mộng sầu

Châu vỡ thiên tài lai láng cả

Chết rồi, khí phách của tôi đâu?

Tôi đã hôn lên đôi mắt thơ

Rồi mang đôi mắt ở trong mơ

Giờ đôi mắt hiện xanh như ngọc

Ám ảnh hồn tôi đến ngất ngư.

ngay đây, chẳng nói rằng

Cả mình lạnh khớp đến hàm răng

Thần gì đã xuất ra đôi mắt

Vội đẩy hồn tôi tới bóng giăng.

Một bóng giăng rồi một bóng giăng

Hồn vẫn phiêu lưu rất nhẹ nhàng

Đến mút không gian là bát ngát

Một trời thơ mộng đẹp mê man

Châu báu cỡ chi không động đậy?

Bầu xanh dày đặc vẻ huyền mơ

Cơ hồ không khí thanh bai quá

Ý sắc thiêng liêng sáng dật dờ.

Bỗng khúc dương cầm nấc tiếng thu

Bỗng đôi mắt ngọc hiện xanh mờ…

Và châu và báu và thanh khí

Nức nở tan thành vạn giọt thơ.

Đèo Hải Vân

Bước tới đèo Vân cảnh vắng teo

Rõ ràng trước mắt bức tranh treo

Một vùng bể cả cơn triều dậy

Đôi cụm rừng sâu tiếng gió reo.

Đường sắt xe quanh còi dậy đất

Đầu non ác lặn bóng nghiêng đèo.

Xung quanh phong cảnh, mình trơ trọi

Văng vẳng lừng xa giọng cuốc kêu.

Cuốc kêu văng vẳng ở đâu đâu

Trời nước mênh mộng lẫn một màu.

Thành cổ rêu phong sương nhuộm đá

Bia xanh chữ lợt sung trơ đầu

thành hai chòm mây bạc

Tiến cử anh hùng ngọn gió lau.

Nhìn cảnh nước non non nước ấy

Ngàn xưa dâu bể đau.

Đề ảnh

Mái tóc hề bóng rừng

Lông mi hề nhung láy

Tình hoài hề gió xuân

Thi tài hề mạch chảy

Đêm xuân đến thôn Vĩ Dạ nghe đàn sáo

Ti trúc mê li xuân dưới nguyệt

cỏ hoa vờ vật mộng trong hương

Tràng An thủ ấy ai không biết

Vĩ Dạ đêm nay khách chật đường.

Xem thêm:  Nhớ nguồn - Trần Quang Quý

Giọt lệ trích tiên

Sông dài chảy tận về đâu?

Non xanh xanh mãi bên sầu thế nhân!

Lòng này gởi Hán Vân có được

Xin gởi về non Ngọc, đài Dao

Bụi hồng cách với hoa đào,

Bụi hồng cách mấy hoa đào nẻo xưa!

Nước lạnh lùng sông đưa lá thắm,

Cuốn nỗi lòng thăm thẳm nào chăng?

Non còn mải ngó vừng trăng,

Bàn câu nhân sự sau bằng mộng mơ

Vắng tiên hạc bơ vơ dưới thế,

Gảy tiên cầm điệu lẻ trong sương;

Sông Ngân cách mấy sông Tương

Sông Ngân cách với sông Tương mấy trời!

Chưa xong một tiếng cười Bao Tự

Hẹn ngày về mấy độ chiêm bao

Gió hương đưa lại đồng sao

Trâu bày ăn tại đồng cao xanh rì

Lại đưa đến Diêu Trì thuở trước

Hội Bàn Đào chén ngọc rời tay

Ao xuân lồng bóng mây bay

Rèm châu tuyết phủ mây bay nửa lầu.

Sông dài những tương tư trời rộng

Non xanh còn đứng mộng vừng trăng.

Giữa cây đào

Tầm xuân khách xôn xao

Không thấy giữa cây đào

Chim non thun cổ ấm

Giữa hai cành hoa giao

Gõ bồn

Liêu trai trở lại, lánh vòng trần

Ma Phật mơ hồ mộng với thân!

Mặt ngọc bên trời tàn bóng nguyệt

Mình ta trước cửa thưởng hoa xuân

Gõ bồn chẳng thấy ai tao khách

Cách núi khôn tìm bóng cố nhân

Một tiếng trên không trong ác lặn

Hạc kêu bay lẫn đám phù vân.

Gửi Liên Tâm

(Nhờ Quách Tấn trao lại)

Canh sương tiếng hát vẳng kia sông,

Thơ dẹp em đang ướp cạnh lòng.

Thưa chị đem nay dường nhớ quá!

Đưa thư hồng nhạn biết mang không?

Một nhành mai trắng rung rinh ngọc,

Đôi cụm sao vàng lớt đớt bông.

Muốn thấy người xa trong giấc mộng,

Khuya lơ còn tựa ở bên song.

Hai tiên nữ nhớ Lưu Nguyễn

Khúc Nghê vắng tựa lâu rồi,

Mộng tiên dài dặc, mộng người biết đâu.

Trời trong động, quạnh xuân sâu,

Nẻo trần không lối rầu rầu trăng soi.

Hương đầy suối, cánh đào trôi,

Men khe cát trắng, cỏ thôi bơ sờ!

Sương mai, đèn gió mơ hồ,

Sông đành không chốn hỏi đò Lưu lang.

Hoàng Hạc lâu

Thang mây uốn khúc chồng non mộng

Nhạc gió dài hơi thổi luỵ sầu

Hạc vàng vút cánh về đâu tá?

Có phải bay về Hoàng Hạc lâu?

Không phải lúc

Oanh mai ríu rít khúc trong hoa

Thỉnh thoảng chim vườn lại nhặt ca

Cô gái lầu son không phải lúc

Tình xuân tu trúc nhấn gần xa

Lên Kim tinh

Thơ thuỷ tinh nơi lòng trăng mật

Nhạc thiên nhiên đầy nhạc pha lê

Đêm nay gấm trên xuân lục

Bút thi nhân mềm chữ thơ đề:

Lên Kim tinh xác bằng thanh khí

Đất lưu li không khí xa hương

Cây du dương lâu đài song sóng

Trên biền châu trời lộn kim cương

Trăng có đôi: rưng rưng ánh ngọc

Mùa rất cao: đẹp xuống anh hoa

Chàng gặp chàng: lời hay ý sắc.

Khí trang nghiêm và chuyển thần qua.

Nàng Vệ Nữ theo nàng Vệ Nữ

Áo âm dương gió tóc thơm rừng

Người như nhạc trong xuân bằng nhạc

Thơ tình ròng đội báu linh lung!

Trên đây, Thuvientho.com đã dành tặng bạn những bài thơ độc đáo của nhà thơ Bích Khê. các bạn sẽ yêu thích bài thơ và hiểu được phong cách thơ mới lạ của ông. Mời các bạn đón xem phần 2 vào một ngày không xa. Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật cho mình những bài viết thật hấp dẫn nhé. Cảm ơn các bạn rất nhiều!

Theo Thuvientho.com

Check Also

Những bài thơ hay về hoa cúc họa mi

Những bài thơ hay về hoa cúc họa mi

Hoa cúc họa mi còn được gọi là hoa cúc dại hay là hoa cúc …