Home / Chùm thơ chọn lọc / Nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cuộc đời và sự nghiệp văn chương

Nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cuộc đời và sự nghiệp văn chương

Nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cuộc đời và sự nghiệp văn chương

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) tên húy là Văn Đạt và hiệu là Bạch Vân am cư sĩ. Ông chính là một trong những nhân vật có ảnh hưởng rất lớn tên văn đàn, văn hóa của Việt Nam ở thế kỷ 16. Người ta biết đến ông niều vì tư cách đạo đức và thơ văn của một nhà giáo có tiếng lúc bất giờ. Thêm vào đó ông cũng được xem là người có tài tiên tri vê các tiến trình lịch sử Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của ông nhé!

Tiểu sử

Nguyễn Bỉnh Khiêm là môt nhân vật nổi tiếng tuy nhiên Sử liệu Đậi Việt do nhà Mạc cai quản gần như đã bị thất lạc và không được lưu truyền. Chính vì vậy các thông tin của ông không được đầy đủ. Chủ yếu chỉ có ghi chép về hai sự kiện lúc ông đỗ Trạng nguyên và xin về quê. Một trong những tài liệu biên soạn về cuộc đời của ông chính là Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn công Văn Đạt phả ký viết năm 1743.

Theo tài liệu ghi chép lại đã tìm được nhiều thông tin quan trọng về cuộc đời của ông. Chẳng hạn như Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng được vua Mạc phong làm Trình Quốc Công vào năm 1568 tức là sớm hơn 17 năm trước khi ông qua đời

Gia thế và những năm ấu thơ

Nguyễn Bỉnh Khiêm nguyên có tên khai sinh là Nguyễn Văn Đạt, sinh ngày 6 tháng 4 năm Tân Hợi, niên hiệu Hồng Đức thứ 22 dưới triều Lê Thánh Tông ở thời kỳ được coi là thịnh trị nhất của nhà Lê sơ. Ông sinh tại làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng).

Cha của ông là giám sinh Nguyễn Văn Định, đạo hiệu là Cù Xuyên, nổi tiếng hay chữ nhưng chưa hiển đạt trong đường khoa cử. Mẹ của ông là bà Nhữ Thị Thục, con gái út của quan Tiến sĩ Thượng thư bộ Hộ Nhữ Văn Lan triều Lê Thánh Tông, bà là người phụ nữ có bản lĩnh khác thường, học rộng biết nhiều lại giỏi tướng số.

Từ nhỏ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được giáo dục trong một gia đình cả nội và ngoại đều có học vấn uyên thâm. Tuy nhiên học vấn bên ngoại ảnh hưởng rất lơn và cũng chính là một yếu tố góp phần hình thành nhân cách và tài năng của ông. Bởi ông được mẹ và ông ngoại hết lòng chăm lo.

Thời niên thiếu và những năm biến loạn của Lê sơ

Đên tuổi trưởng thành ông nghe tin bảng nhãn Lương Đắc Bằng nổi tiếng nên đã cất công vào xứ thanh học đạo. Tuy nhiên sau này do các chính sách của ông đề xuất không được vua chấp thuận nên đã về quê djay học. Ở lớp học này Nguyễn Bỉnh Khiêm được đánh giá rất cao và cũng là học trò xuất sắc nhất của thầy. Và thầy cũng đã ủy thác người con trai của mình cho Nguyễn Bỉnh Khiêm dạy dỗ.

Thi cử và làm quan dưới triều Mạc

Lớn lên trong thời kỳ đất nước có nhiều biến cố và cũng không muốn đi theo vết xe đổ của người thầy nên ông đã bỏ lỡ nhiều kỳ thi. Sau này khi xã hội ôn định và tới thời Mạc Thái Tông hay còn gọi là Mạc Đăng Doanh ông đã đi thi và đỗ Trạng nguyên. Năm ấy ông 45 tuổi và sau khi đỗ đạt đã được bổ nhiệm làm Đông Các hiệu thư. Sau đó cũng giữ nhiều chức vụ quan trọng.

Xem thêm:  Top 10 Bài thơ hay về làng quê Việt Nam

Tuy nhiên sau này khi Mạc Thái Tông đột ngột qua đời ông cũng đã cũng đã mất đi chỗ dựa cho những hoài bão trị quốc của mình. Và đó cũng chính là khi kết thúc thời kỳ hưng thịnh nhất của nhà Mạc. Sau này khi triều chính rối ren ông đã dâng sớ trị tội 18 lọng thần tuy nhiên không được chấp thuận nên ông đã xin về quê.

2 năm sau vua Mạc cho phong ông làm nhiều chức tước trong đó có Trình Quốc công chính vì vậy người dân thường quen gọi ông là Trạng Trình. Gần hai chục năm ông đã cáng đáng nhiều việc triều chính, bàn quốc sự, xa giá nhà vua đi dẹp loạn và được tôn như bậc quân sư. Đó cũng chính là tài năng, tài đức và là công lao của ông đối với triều mạc..

Sau này vào những năm trí sĩ ông đã quy ẩn tại quê nhà à dựng am Bạch Vân và lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ. Và nơi đây tiện cho người dân qua lại nên đã mở trường dạy học cạnh sông Tuyết. Về sau các môn sinh của ông đã gọi ông với cái tên Tuyết Giang phu tử.

Những năm cuối đời

Ông mất năm 95 tuổi và đây là tuổi thọ hiếm có đương thời. Và được để tang trọng thị.. Và cũng lập đền thờ tại quâ nhà với tấm bia là “Mạc Triều Trạng Nguyên Tể Tướng Từ”. Điều này cho thấy sự ghi nhận công lao của ông đối với triều Mạc.

Xem thêm:  Nhà thơ Thái Bá Tân và tuyển tập thơ dịch tác giả khác phần 4

Các tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Ông sáng tác ở nhiều thể loại và rất thành công. Một số sáng tác nổi tiếng của ông như:

  • Bạch Vân am thi tập
  • Bạch Vân quốc ngữ thi tập
  • Bạch Vân gia huấn
  • Sấm ký
  • Các thể loại khác

Trên đây là toàn bộ thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông được đánh là là cây đại thụ văn hóa dân tộc. Và cũng chính là người tiêu biểu nhất của lịch sử phát triển văn hóa Việt Nam ở thế kỷ 16 đầy biến động. Bên cạnh đó ông cũng được xem là một tác gia văn học lớn của Việt Nam. Chính vì vậy để tìm hiểu các sáng tác thơ ca của ông bạn đừng bỏ qua những bài viết tiếp theo nhé!

Theo Thuvientho.com

Check Also

Những bài thơ hay về hoa cúc họa mi

Những bài thơ hay về hoa cúc họa mi

Hoa cúc họa mi còn được gọi là hoa cúc dại hay là hoa cúc …