Home / Chùm thơ chọn lọc / Nhà thơ Tản Đà và phần Hát (Tập Khối tình con II 1918)

Nhà thơ Tản Đà và phần Hát (Tập Khối tình con II 1918)

Nhà thơ Tản Đà và phần Hát (Tập Khối tình con II 1918)

đã viết đúng như tên gọi của mình, các bài trong phẩn Hát của tập Khói tình con II đều có phần âm điệu trong đó. Với một số thể hát đã được ông sử dụng nhiều như hát xẩm, hát hề chèo Bắc Kỳ. Đó cũng chính là một khía cạnh rất riêng của Tản Đà mà khi nhìn nhận kỹ ta mới có thể đánh giá chính xác về thành công cũng như những cống hiến của ông. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các tác phẩm trong phần Hát của tập thơ này bạn nhé!

Cô Tây đen [Con cá vàng]

Nước trong xanh, lơ lửng con cá vàng;

cây ngô cành bích, con chim phụng hoàng nó đậu cao.

Anh tiếc cho cô em nay là phận má đào;

tham đồng bạc trắng mới gán vào ông Tây đen.

Sợi tơ hồng ai khéo xe duyên;

cheo tranh tố nữ đứng bên anh tượng đồng.

Chị , ba bảy đường chồng.

Ôm cầm

Bên thì giời, chị em ai lẫn đẫn bên thì giời;

non cao nước chẩy ấy ai người tri âm.

Lúc đêm thanh ngồi dậy cô ôm cầm;

lòng tơ tơ tưởng tiếng tơ.

Khúc đàn này vẫn khúc ngày xưa;

mà người đoái khúc bây giờ đâu xa.

Nhớ đầu xanh còn đương độ mười ba;

cười giăng bóng sế thương hoa thu tàn.

Thế mà cái phận hồng nhan!…

Con chim xanh

Con chim xanh, tang tình em ơi, nó lặn;

con cá vàng nó dạch, phú lý nọ lên non.

Cô Thuý Kiều, xưa kia còn, má phấn môi son;

lầu xanh chưa mãn, cô mới đã lại bon sang ở chùa.

Cái phận đàn bà, em ơi nghĩ đến thế mà lo;

làm thân bây giờ con gái, sao cho phú lý nọ sớm chồng.

Sự trăm năm, ông giời kia, đã kết có dải đồng;

dù duyên, dù nợ, cái đức tam tùng em cũng phải cho ngoan.

Lấy chồng bây giờ, em ơi gánh lấy mà giang san;

mẹ cha trông xuống, chứ để thế gian có trông vào.

Mặc ai tối mận mai đào.

Ống đùng

Giời đông chưa sáng, con chim quốc nó gọi dậy, tay tôi mang cái ống đùng.

Tôi qua bụi này, tôi sang bụi nọ, tôi chen, tôi chúc, tôi chui, tôi dúc, hết các vùng, tôi kiếm chim.

Kìa kìa, trông như con sáo sậu, nó bay, nó đậu, nó bậu trên ngọn cái giây bìm.

Đùng! Hỡi các cô con gái bé, mười ba, mười bốn, mười lăm, mười sáu, mười bảy, mười tám, mười chín;

có muốn ăn cái miếng chả thời tìm lấy tôi!

Con sáo sậu

Kìa kìa, ai xui một đàn con chim sáo sậu nó đậu cái lưng bò?

Xem thêm:  Bài thơ Chó hay dê – Nhà thơ Nguyễn Đình Huân

ai làm bây giờ đục nước cho cái con cò nó kiếm ăn?

Sợi tơ hồng ai khéo mà xe xoăn?

trên đầu em ai dạy cái làn khăn nó mới ưa nhìn?

Chắp đôi tay anh vái lạy ông Hoàng thiên;

sớm sai tang tình, ông Nguyệt lão để se duyên cho chúng mình.

Dù duyên, dù nợ, dù tình;

lòng anh bây giờ đã quyết thời cô mình cũng phải nhất tâm.

Ở đời em ơi được mấy mà tri âm.

Bài Sài Gòn

Đức ông ăn mặn

Gà thiến đi tu

Nhởn nhơ cô thoã lên chùa

A gi đà phật! nam mô đắt hàng

Chuyến đò ngang, mình sau ta trước

Kiếp tài tình, mặt nước chân mây

Sông kia núi nọ còn đây

Nực cười ông vua Trụ mê say nghiêng thành

Thành nghiêng quán đổ tan tành

Trước sân con hươu rỡn, trong mành con dện sa

Cành mai quả bẩy quả ba

Ơi đàn chim tước bay ra lạc loài

Lạc loài phấn nhạt hương phai

Cám thương ai hữ, con người ới hỡi răng đen

Bài Kinh

Ào ào gió thổi

Liệng liệng cò bay

Hay hỡi là hay!

Lạ ơi là lạ!

Dữa rừng rụng tử rơi hồng

Cám thương con chim nhạn bắc nam

Mịt mờ khói toả động Lam

Triết vương khuất mặt, cổ am lạnh lùng

Tơ lý hồng, tơ lý hồng, hồng tợ, hồng tơ lý hồng

Phương này có sông, sông Nhị Hà, sông Nhị Hà, sóng kêu dồn dã

Phương này có núi, núi Ba Vì, núi Ba Vì, khuất ngả lầu tây

Đấy mong chồng, cho đây nhớ vợ

Đấy mong chồng, cho đây nhớ vợ

Mảnh chung tình phấn trở đôi nơi

Đôi nơi chung dưới một giời

Lúc sầu, lúc oán, lúc giận, cười, ới hỡi lại tươi

Phong bài 01

Trông giăng lại nhớ đến người

Nhớ ai câu nói câu cười dưới giăng

Giăng kia có nhớ cùng chăng?

Mười hai tháng chín cao bằng ngọn tre

Phong bài 02

Đưa nhau nhớ buổi hôm nay

Nỗi niềm tâm sự đợi ngày tái lai

Non xanh ở lại cùng ai

Đá vàng ghi tạc lấy nhời sắt son

Phong bài 03

Rủ nhau lên núi cắt gianh

Đường đi rậm rạp thân anh nặng nề

núi nguyện non thề

Bao giờ cắt nóc, em về ở chung

Phong bài 04

Giời mưa nước lũ qua đèo

Trăm cay nghìn đắng theo chiều chẩy xuôi

Thở than chi lắm chàng ôi!

Đánh gianh cất nóc cho tôi về cùng

Phong bài 05

Cô kia cắp nón đi đâu?

Dưới ngực yếm trắng, trên đầu khăn đen

Hay là lấy phải chồng hèn?

Muốn lên cung nguyệt bắt đền ông giăng?

Phong bài 06

Ai xui con cá cắn mồi?

Ai xui thằng phỗng ra ngồi giời mưa?

Thế gian lắm sự cũng khờ

Đời người biết đến bao giờ cho khôn

Phong bài 07

Ngày xuân con én con oanh

Ve ngâm vượn hót để dành đêm thu

Đầu xanh chưa dễ ai tu

Bao giờ tóc bạc chơi chùa có chăng

Phong bài 08

Bước chân ra khỏi cổng Hàn

Nước mây man mác muôn ngàn dặm khơi

Gánh tình nặng lắm ai ơi!

Tiền mang bạc giắt thuê ai đỡ cùng

Xem thêm:  Bài thơ Còn chăng nỗi hận – Nhà thơ Dương Tuấn

Phong bài 09

Đường đi nho nhỏ

Bờ cỏ xanh xanh

Không duyên, không nợ, không tình

Đồng không quãng vắng sao mình gặp ta?

Bây giờ giời nắng đường xa

Rủ nhau vào dưới gốc đa ta ngồi

Yêu nhau chẳng lọ thề bồi

Kẻ nam người bắc nhớ thương

Tơ tầm ai vấn mà vương

Phong bài 10

Anh trông lên giời

Ông sao sa đất

Anh trông xuống đất

Con đóm lên giời

Gặp em đây, anh dặn mấy nhời

Ba sinh hương lửa muôn đời chớ quên

Còn tình, còn nghĩa, còn duyên

Còn sông, còn bến, còn thuyền đôi ta

Nghìn non vạn thác chưa xa

Phong bài 11

Bể sâu con cá vẫy vùng

Giời xanh muôn trượng chim hồng cao bay

Em về anh nắm lấy tay

Anh dặn câu này em chớ có quên

Con sông đã nặng lời nguyền

Đừng non tay lái cho thuyền lật ngang

Muốn sang, khảm cố mà sang

Phong bài 12

Một con sông, ba bảy con sóng đào

Trăm công nghìn nợ trông vào một em

Bao giờ sạch nợ giàu thêm

Để anh đi kéo gỗ lim làm nhà

Đôi ta trăm tuổi cùng già

Con tầm khác kén còn là chung nong

Chữ đồng tạc núi ghi sông

Phong bài 13

Đêm qua anh nhớ đến mình

Nhớ câu ứ ự nhớ tình chơi vơi

Ra sân bắc ghế kêu giời

Ở dưới hạ giới có người tương tư

Giời cao gọi mãi không thưa

Để anh ra ngẩn vào ngơ canh chầy

Bây giờ anh gặp mình đây

Bên kia thời núi, bên này thời sông

Sông kia núi nọ hợp đồng

Sao cho nên vợ nên chồng hỡi em?

Kẻo còn tưởng sớm mơ đêm

Bài cổ bản – Nói về liệt đại nước ta

Dân số hai nhăm triệu, về giống da vàng

Chi Hồng Bàng, họ dòng Hùng Vương

Học cho tường, truyện nhà làm gương

Xưa Văn Lang trường trị, sau trước Chu, Đường

Ấy là đâu, về đời hồng hoang

Nhiều truyện còn phi thường, mặt anh hường (anh hường)

Trưng thị quần thoa, My Linh tướng tài

Đời Đông Hán, Hán quan vô loài

Riêng thù chị lận bận lòng ai

Núi sông thề nguyện, yên ngựa cành mai

Cơ đồ bá vương, gái tài giai

Sông Bạch Đằng Giang, giồng cọc, là đứng Ngô Quyền

Hoằng Thao chìm thuyền, sóng vừa yên

Đến hồi Trần Tiên, Quang Phục độc mộc tranh cường

Qua sang Tuỳ, Đường, có Phùng Hoan

Đinh Tiên Hoàng, Đinh Tiên Hoàng, Tiên Hoàng oai thần

Lá cờ lau, thống thần dân

Khai đầu đế nghiệp, Lê, Lý đến Trần

Gịp yêu hồ, bản đồ về Minh

Một người Lam San, ngùi lầm than, đánh mười thu

Gươm vàng Lê Lợi, lau sạch máu thù, nọ còn chìm trong hồ

Ngang đời nhà Thanh, ấy Càn Thanh

Tôn, Tôn, Sầm, Tôn, Tôn, Sầm

Tôn, Sầm hai ả, binh mã tung hoành

Động Nam Đình, trận thành Thăng Long, ngọn cờ Quang Trung

Dòng thần minh, khách tài danh

Nghe nhời ca lý, bao hạn tâm tình

Bài Nam bằng – Tâm sự của một người đàn bà lúc bị chồng bỏ

Khoan khoan đã, ới anh, phụ phàng chi cho lắm

Duyên nợ ba sinh, đôi mình, đã xe sợi tơ mành (sợi tơ mành)

Tào khang nên cho trọn chút tình (trọn chút tình)

Xem thêm:  Bài thơ Hạnh phúc dưới rừng phong – Nhà thơ Nguyễn Đình Huân

Xin lòng đừng ly quyết (quyết)

Đá vàng, trăm đàng thân thiết, xiết bao ân tình

Đoái thương nước bạc non xanh

Nguyền non nước, bắc nam sao đành!

Mặc trò đời, chi đâu, nay đượm đà mai phụ

Gạt dòng châu, than thở đôi câu

Trông lại cùng nhau, trăm năm bạc đầu

Chưa say

Mưỡu:

Đêm xuân hoa những ngậm cười

Dưới đèn tươi tỉnh mặt người như hoa

Khi vui vui lấy kẻo già

Cơn men dốc cả giang hà chưa say

Nói:

Kim tịch thị hà tịch?

Bóng giăng thanh tịch mịch xế ngang mành

Lúc vui chơi cuộc chửa tàn canh

Riêng nỡ cất chén tình toan hắt bỏ

Thánh hiền thân hậu do thiên cổ

Phong nguyệt thành trung thả nhất tiêu

Trót xin hãy gượng mà yêu

Ngồi hết nợ phong liu rồi sẽ tếch

Gửi bốn lạy: lạy bút, lạy nghiên, lạy đèn, lạy sách

Quá thương ai đàn phách nốt đêm nay

Nhân sinh ba vạn sáu nghìn ngày

Coi những tỉnh, lúc say nào có mấy

Được lúc gần say, say hẳn lấy

Say thời say, say vậy dễ mà điên

Tửu trung tự hữu thánh hiền

Say

Mưỡu:

Đêm xuân một trận nô cười

Dưới đèn chẳng biết rằng người hay hoa

Khi vui quên cả cái già

Khi say chẳng dốc giang hà cũng say

Nói:

Kim tịch thị hà tịch?

Mảnh gương nga đã tếch lối non đoài

Đó kìa ai ba, bốn, bốn, năm người

Người đâu tá? còn chơi trong mộng thế

Nhãn ngoại trần ai không nhất thế

Hung trung khối luỹ thuộc tiền sinh

Kiếp say sưa đã chấm sổ thiên đình

Càng đắm sắc, mê thinh, càng mải miết

Say lắm vẻ: say mệt, say mê, say nhừ, say tít

Trong làng say, ai biết nhất ai say

Mảnh hình hài quen giả trá xưa nay

Chúng sinh tướng lúc này coi mới hiện

Thôi sếp cả nguyệt hoa hoa nguyệt

Cảnh bồng lai trải biết gọi làm duyên

Tửu trung ưng thị thần tiên

Giời mắng

Vốn định in riêng ra để cho chị em xóm Bình Khang học để hát

Tình riêng trăm ngẩn mười ngơ,

Ngồi buồn lấy giấy viết thơ hỏi giời.

Xem thơ giời cũng bượch cười,

Cười cho hạ giới có người oái oăm.

Khách hà nhân giả?

Cớ làm sao suồng sã dám đưa thơ!

Chốn thiên cung ai kén rể bao giờ,

Chi những sự vẩn vơ mà giấy má.

tảo tùng giai tế giá,

Hằng Nga bất nại bão phu miên.

Mở then mây quăng giả bức hồng tiên,

Mời khách hẵng ngồi yên trong cõi tục.

Người đâu kiếp trước Đông Phương Sóc,

Ăn trộm đào quen học thói ngày xưa.

Trần gian đầy mãi không chừa!

Cánh bèo

Bềnh bồng mặt nước chân mây

Đêm đêm sương tuyết, ngày ngày nắng mưa

Ấy ai bến đợi sông chờ

Tình kia sao khéo lững lờ với duyên?

Sinh lai chủng đắc tình căn thiển

Sự trăm năm hò hẹn với ai chi

Bước giang hồ nay ở lại mai đi

Những ly hợp hợp ly mà chán nhỉ

Vị tất nhân tình giai bạch thuỷ

Nhẫn tuơng tâm sự phó hàn uyên

Đầu xanh kia trôi nổi đã bao miền

Thôi trước lạ sau quen đừng ái ngại

Khắp nhân thế là nơi khổ hải

Kiếp phù sinh nghĩ lại cũng như ai

Ai ơi vớt lấy kẻo hoài

Ở phần Hát, Tản Đà đã chuyển tải trong đó một góc nhìn sâu sắc về nhân tình thế sự. Tuy nhiên nó không mang tính khô cứng, giáo điều mà được viết có âm hưởng. Điều này cũng chịu sự ảnh hưởng và chi phối của thơ văn cũng như các yếu tố xưa. Tuy nhiên cũng chính phần âm điệu của bài thơ mà ta có thể cảm nhận được sâu sắc và cũng gần gũi hơn các sáng tác này. Đừng quên đón đọc những bài thơ tiếp theo trong tập Khối tình con I bạn nhé!

Theo Thuvientho.com

Check Also

Những bài thơ hay về hoa cúc họa mi

Những bài thơ hay về hoa cúc họa mi

Hoa cúc họa mi còn được gọi là hoa cúc dại hay là hoa cúc …