Tập thơ “Bếp Lửa” là một trong những tập thơ tạo nên tên tuổi của nhà thơ Bằng Việt ( Nguyễn Việt Bằng), tập thơ gồm 21 bài thơ. Cùng theo dõi, chi tiết từng bài thơ hay trong tập thơ Bếp Lửa để thấy được chất văn, giọng điệu của nhà thơ Bằng Việt nhé.
Kỷ niệm về Chê Ghêvara
1
Kỷ niệm khi ấy rất trong
Với một giọng vang rung
Như niềm vui tháng Sáu
Lúc con chim bay cao gọi nắng mùa hè,
Bạn đã kể tôi nghe
Về Xiera Maextơra hùng tráng
Về những người con Cuba quả cảm
Về Phiđen và Chê Ghêvara.
Kỷ niệm khi ấy lan xa
Như một đường dây theo chưa tới đích
“Ghêvara mất tích!”
Bạn kêu lên trước ánh sáng thần kỳ…
Cơn mơ bỗng dắt tôi đi
Qua lau lách những lối mòn du kích
Những nơi còn thở thách
Còn khổ đau, xiềng xích,
Ghêvara còn đi…
Ghêvara có tới Việt Nam?
Tới những rừng Tây Nguyên
Làm hầm chông bẫy đá
Lội những vạt bùn U Minh vất vả
Chèo ghe qua Đồng Tháp Mười
Bắn khẩu súng “ngựa trời”
Ngủ trong lần lá “nóp”
Những liên tưởng rọi như làn chớp
Soi lòng tôi, lòng bạn trong nhau…
2
Tất cả bỗng cắt ngang đột ngột
Ghêvara mất rồi!
Kỷ niệm ngỡ xa vời
Bỗng gần trong gang tấc
Kỷ niệm mơ hồ nhất
Bỗng xát lòng diết da!
Chê Ghêvara! Chê Ghêvara!
Đi mở “những Việt Nam trên thế giới”
Ở khắp trăm miền Anh tới
Anh muốn nơi nào cũng hoá Việt Nam!
Những liên tưởng lan man
Trong lòng còn náo nức
Hôm nay bỗng tôi tin là thực:
Ghêvara đã tới Việt Nam rồi!
Ôi đêm nay sao quá bồi hồi
Đêm rất sâu mà không yên ổn
Mở mắt thấy bầu trời thật lớn
Ngôi sao nào cũng nhắc “Ghêvara”!
Bạn ơi!
Hai bán cầu rất xa
Đêm nay bạn ở đâu
Sao bỗng chốc ta gần nhau thế nữa?
… Ôi có phải tâm hồn như ngọn lửa
Kỷ niệm không ngừng thổi gió lên?
Viết khi nghe tin Chê Ghêvara hy sinh ở Bolivia giữa “Năm Việt Nam anh hùng 1967” (Tên năm do Phiđen Caxtơrô và đất nước Cuba đặt, để suy tôn Việt Nam, năm 1967).
Beethoven và âm vang hai thế kỷ
(Tặng A.M.)
1
Nghĩ chi em, bốn tiếng sấm bão bùng
Bốn tiếng đập dập vùi số phận
Bốn cái tát trong cuộc đời gián gậm
Bốn thanh âm dựng đứng tâm hồn lên!
Trái tim không bình yên, không một phút bình yên
Trái tim lớn mang niềm đau khổ lớn
Trái tim trải những vòng sóng gợn
Lan truyền đi mãi mãi đến tương lai…
Em đừng mong khúc nhạc để vui tai
Đây là nhạc của châu Âu gầm thét
Tiếng kèn trận, người đi như nước xiết
Tiếng thác xô, tung toé bọt căm thù!
Ai kêu lên dưới ánh nếu tù mù:
“Từ chiến đấu sẽ sinh ra chân lý”
Tiếng trống thúc bàng hoang hai thế kỷ
Phải đâu giờ đến lúc đã nên quên?
2
Em ở giữa châu Âu, bao bọc những bình yên
Hạnh phúc thả trầm tư trong tiếng nhạc
Hay như thói quen, như nụ cười biếng nhác
Bê-tô-ven thành một khúc đàn ru!
Em ở giữa hồ thu sâu lắng sóng thu
Nhạc lay động vầng trăng trong thổn thức
Em chưa biết vầng trăng đi cứu nước
Chưa biết trăng thành du kích phương nao
Nghĩ chị em, những tiếng giận sôi trào
Của thế kỷ hai mươi đang chiến đấu
Trăng du kích soi dặm đường chảy máu
Trăng chẳng vô tình như góc phố nơi em!
Ec-mông ư? Hãy dạo khúc đàn lên
Em sẽ hiểu tiếng rên trong áp bức
Tiếng hát nhân dân ứ dồn uất ức
Tiếng gươm đao đòi chặt đứt xiếng gông!
Sau giấc mơ xưa, giờ lại có Ec-mông
Đứng trước cọc hành hình, hăm bốn tuổi
– “Hãy nhớ lấy lời tôi!” – Anh nói,
Phút giây đi vĩnh viễn chẳng quay đầu
Anh thành người giao ước với mai sau…
3
Nghĩ chi em? Nghĩ chi em? Từng phút
Giữa thế kỷ như lò lửa đốt
Không cho ai hờ hững bình yên
Trận tuyến chia đôi, em đứng ở giữa
Dù chỉ ngồi nghe nhạc Bê-tô-ven!
Bốn tiếng đập xót lòng em có phải
Những ở khắp mọi miền trên thế giới
Hãy còn nguyên bao tiếng đập giày vò
Bao vết roi lằn máu tự do
Bao họng súng, giày đinh xâm lược Mỹ?
“Từ chiến đấu sẽ sinh ra chân lý”
Cho vòng yêu thương mở giữa con người
Bê-tô-ven đã từng khao khát thế
Bê-tô-ven như người đồng chí
Bê-tô-ven như người chiến sĩ
Gióng hồi chuông Giao hưởng của Niềm vui!
Ôi thế kỷ ra hoa trong lửa bỏng
Đừng để nguội, em ơi, bàu máu nóng
Đừng ngồi yên mong cuộc sống bình yên
Khi bốn tiếng vang tàn khốc còn nguyên!
Carpates, 1964
Bếp lửa
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi,
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!
Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ…
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
– Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?…
Kiev, 1963
Đi chợ Tết
Bản Sán Dìu xanh hơi khói lên
Sương ủ cành xuân, đất ẩm mềm
Hôm nay xuống chợ như đi hội
Khi chị cài hoa lên áo em!
Bản Sán Dìu bắn máy bay rơi!
Hôm nay đi chợ quên đường thôi!
Bốn bên thắt nút dây lưng tía
Ai cũng cùng em chia nỗi vui…
Một thoáng rồng lên núi ngậm tăm
Lăn lộn xông pha tính hướng tầm,
Công đi săn Mỹ như săn thú
Chửa bắn rơi xong, bụng chửa mừng!
Bản Sán Dìu thắng xong, trẻ quá!
Vồng cải vàng hoe, tươi tắn lạ!
Em xuống triền núi dốc như say
Mùi cúc thơm khi nào không hay
Quay lại nhìn bóng mây Tam Đảo
Biết chị đang ngồi trực đổi phiên
Hôm nay chị đi chợ mua nhiều lắm
Chị ngóng lâu về đến phát ghen!
Nhưng vui chân quá, vui chân thế!
Chị ơi, thôi chị chẳng nên hờn.
Hôm nay đi chợ quên đường nhá!
Đánh Mỹ rồi, em lại trẻ con!…
1967
Giữa thác người dâng
Sông tới ngã ba ùn sóng lớn
Màu áo hành quân nói sắc rừng
Cò vỗ cánh bay vào ráng đỏ
Chiều có gì đâu, cũng lạ lùng!
Mắt soi vào trong nhau
Trên chuyến phà sang mau
Bom ở bờ kia gỡ hết
Xe đã dồn xe như nước xiết
Nhìn nhau, ai cũng thấy thân thương
Một ánh màu xuân sáng dập dờn
Sông Cầu quân sang như thác chuyển
Sông Mã xe vào chuyến lại chuyến
Sông Hồng đường hai ngả ngược xuôi
Ngã ba sông sóng dồi
Ngã tư đường còi kéo
Thế trận dàn khắp nẻo
Những trung đoàn, mũ lấp ánh lân tinh
Núi ngỡ che trong bóng mình
Cả giải Ngân Hà sa xuống!
Ôi thèm quá nhịp tim rung lớn
Thu trọn vào ngọn thác chiều nay
Thèm sao đánh dấu mỗi đường dây,
Mỗi cành lá đi lên chiến thắng
Thèm nhớ hết trăm điều nhỏ lắm
Đang góp nên sự nghiệp anh hùng…
Dòng thác ơi, dòng thác phi thường
Có phải đêm nay xuôi về một hướng
Mà trong bước triệu người vui sướng
Ta thấy dáng đi những mùa đoàn viên
Dòng thác ơi, dòng thác vô biên
Cứ chân đất mà đi vào lịch sử
Cứ thế thành bất tử
Từ cái bình thường mỗi buổi chiều nay!…
Xuân 1968
1967
Gửi một bạn Cu-ba
1
Kỷ niệm khi ấy rất trong
Với một giọng vang rung
Như niềm vui tháng sáu
Lúc con chim bay cao gọi nắng mùa hè…
Bạn đã kể tôi nghe
Về Xi-e-ra Ma-e-xtơ-ra hùng tráng
Về những người con Cu-ba quả cảm
Về Phi-đen và Chê Ghê-va-ra.
Kỷ niệm khi ấy lan xa
Như một đường dây theo chưa tới đích
“Ghê-va-ra mất tích!”
Bạn kêu lên trước ánh sáng thần kỳ…
Cơn mơ bỗng dắt tôi đi
Qua lau lách những lối mòn du kích
Những nơi con thử thách
Còn khổ đau, xiếng xích
Ghê-va-ra còn đi…
“Ghê-va-ra có tới Việt Nam?”
Tới những rừng Tây Nguyên
Làm hầm chông, bẫy đá
Lọi những vạt bùn U Minh vất vả
Chèo ghe qua đồng Tháp Mười
Bắn khẩu súng (ngựa trời)
Ngủ trong lần lá (nóp)
Những liên tưởng giọi như lànchớp
Soi lòng tôi, lòng bạn trong nhau…
2
Tất cả bỗng cắt ngang đột ngột
Ghê-va-ra mất rồi!
Kỷ niệm rất xa vời
Bỗng gần trong gang tấc
Kỷ niệm mơ hồ nhất
Bỗng xát lòng diết da!
Chê Ghê-va-ra Đi mở (những Việt Nam trên thế giới)
Ở khắp trăm miền Anh tới
Anh muốn nơi nào cũng có Việt Nam!
…Những liên tưởng lan man
Trong lòng còn náo nức
Hôm nay bỗng tôi tin là thực:
“Ghê-va-ra đã tới Việt Nam rồi!”
Ôi đêm nay sao quá bồi hồi
Đêm rất sâu mà không yên ổn
Mở mắt thấy bầu trời thật lớn
Ngoi sao nào cũng nhắc Ghê-va-ra…
Bạn ơi!
Hai bán cầu rất xa
Đêm nay bạn ở đâu
Sao bỗng chốc ta gần nhau thế nữa!…
Ôi có phải tâm hồn như ngọn lửa
Kỷ niệm không ngừng thổi gió lên?
(Nhân nghe tin Ghê-va-ra hy sinh ở Bô-li-vi, giữa “năm Việt Nam anh hùng”)
Học trò Hà Tĩnh
Tặng Nghiêm Đa Văn
Giao thông hào bên bãi tha ma
Một ngọn đèn soi, sâu hai thước
Quầng sáng tròn ôm đôi mái đầu.
Đây là đâu?
Cả thế giới chưa từng biết!
Côpécních và Niutơn đã cùng các em xuống đấy
Ơcơlit và Pitago đã cùng các em xuống đấy
Bên bãi tha ma, ngọn đèn dầu rực cháy
Bên bãi tha ma, đang bắt đầu tương lai.
Các em là ai?
Cả thế giới chưa từng biết!
Nhưng mai mốt, quân thù giãy chết
Các em lên, đưa cơ khí vào đồng
Đưa điện vào làng, đưa đập ngăn sông
Cả thế giới sẽ lặng người bên hố:
Biết lương trí mình được thắp lên ở đó!
1966
Kỷ niệm về Chê Ghêvara
1
Kỷ niệm khi ấy rất trong
Với một giọng vang rung
Như niềm vui tháng Sáu
Lúc con chim bay cao gọi nắng mùa hè,
Bạn đã kể tôi nghe
Về Xiera Maextơra hùng tráng
Về những người con Cuba quả cảm
Về Phiđen và Chê Ghêvara.
Kỷ niệm khi ấy lan xa
Như một đường dây theo chưa tới đích
“Ghêvara mất tích!”
Bạn kêu lên trước ánh sáng thần kỳ…
Cơn mơ bỗng dắt tôi đi
Qua lau lách những lối mòn du kích
Những nơi còn thở thách
Còn khổ đau, xiềng xích,
Ghêvara còn đi…
Ghêvara có tới Việt Nam?
Tới những rừng Tây Nguyên
Làm hầm chông bẫy đá
Lội những vạt bùn U Minh vất vả
Chèo ghe qua Đồng Tháp Mười
Bắn khẩu súng “ngựa trời”
Ngủ trong lần lá “nóp”
Những liên tưởng rọi như làn chớp
Soi lòng tôi, lòng bạn trong nhau…
2
Tất cả bỗng cắt ngang đột ngột
Ghêvara mất rồi!
Kỷ niệm ngỡ xa vời
Bỗng gần trong gang tấc
Kỷ niệm mơ hồ nhất
Bỗng xát lòng diết da!
Chê Ghêvara! Chê Ghêvara!
Đi mở “những Việt Nam trên thế giới”
Ở khắp trăm miền Anh tới
Anh muốn nơi nào cũng hoá Việt Nam!
Những liên tưởng lan man
Trong lòng còn náo nức
Hôm nay bỗng tôi tin là thực:
Ghêvara đã tới Việt Nam rồi!
Ôi đêm nay sao quá bồi hồi
Đêm rất sâu mà không yên ổn
Mở mắt thấy bầu trời thật lớn
Ngôi sao nào cũng nhắc “Ghêvara”!
Bạn ơi!
Hai bán cầu rất xa
Đêm nay bạn ở đâu
Sao bỗng chốc ta gần nhau thế nữa?
… Ôi có phải tâm hồn như ngọn lửa
Kỷ niệm không ngừng thổi gió lên?
Viết khi nghe tin Chê Ghêvara hy sinh ở Bolivia giữa “Năm Việt Nam anh hùng 1967” (Tên năm do Phiđen Caxtơrô và đất nước Cuba đặt, để suy tôn Việt Nam, năm 1967).
Lời chào từ Việt Nam 1996
Gửi một bạn thân châu Phi)
1
Tôi đi trong sắc thắm trời xuân
Cây cỏ đung dưa một dáng vui thầm
Ước cây cỏ bỗng làm sao nói được!
Ôi những đồi chè đang lên xanh mướt
Mạ nô đùa rồng rắn đuổi theo nhau
Hoa tím ngát trong ráng chiều hạnh phúc
Những nương khoai bừng trổ nỗi vùi đầu.
Một sắc đỏ bồi hồi trong dặm đất
Là con đường đan dệt dưới chân đi
Tôi loá mắt trước trăm đường mới đắp
Muốn ruổi hoài theo, chẳng muốn về!
Những hố cá nhân chi chít bốn bề
Hẳn dành để trồng cây sau kháng chiến
Hàng cây số hào giao thông ẩn hiện
Sẽ để khơi làm mương máng mai sau
Mỗi việc ta làm vẫn nhằm dài lâu
Cuộc chiến tranh này kỳ lạ thế đó!
Nghe rạng rỡ lòng vui như trẻ nhỏ
Ngóng tan mưa, trời ửng suốt năm màu…
2
Hỡi mây trời, sứ giả bay về đâu
Đang nghèo cũ, dưới mái nhà lao khổ
Phút giây này, bạn có nghĩ về tôi?
Nới cánh đồng khô, mùa lá cháy xa xôi
Một nếo nhà tôn bến đường xích đạo
những trảng cát bốn mùa xô gió bão
Miếng cơm se nước bọt, đắng trong lòng!
An-tô-ni-ô! Bệnh có đỡ nhiều không
Tin xuân biết khi nào anh bắt được?
Anh trở lại nỗi dày vò buổi trước
Cờ Bồ-đào-nha còn cắm đất Ghi-nê
Anh vẫn ngậm ngùi: Mẹ yếu đường kia
Còn phải cố còng lưng bên giếng giặt
Trăm mụ vá như cuộc đời trước mắt
Gắng bao giờ xoá sạch nốt đi cho?
Anh lại chờ tin, vừa đọc vừa ho
Rớm nước mắt mừng chúng tôi chiến thắng
Vung nắm đấm dội lên trời lẳng lặng
Tưởng còn nghe đâu đó máy bay gầm
Ôi trái tim xa đập gấp hoá nên gần
Tình bạn lớn cồn cào trong mạch đập
Hai trận tuyến nói hai đầu quả đất
Một tấm lòng trong suốt thuỷ tinh trong!…
3
Bỗng bồn chồn nhớ hết bạn bè đông
An-tô-ni-ô! Màu xuân tươi tốt quá!
Tô muốn gặp, muốn ôm choàng lại cả
Những bạn bè thân thiết vẫn chia vui…
Đi trọn ngày đường, vui cứ sinh sôi
Mõi tâm trạng ngày qua đều hoá chật
Nơi chiến đấu thành nơi hồ hởi nhất
Muốn gửi lời chào đến khắp trăm nơi.
Đêm trong ngần đối diện với lòng tôi
Ngỡ như xưa mà đã khác xưa rồi
Cái còn lại sau bước đường ngàn dặm
Là tâm tình tươi tắn mãi không thôi!
Đêm trong ngần đối diện với lòng tôi
Đêm cảnh giới, vòm trời xanh ánh thép
Đêmv ỡ đất, lưỡi cày đi qỉa quyết
Tôi thức với bốn bề đang rạng sáng tương lai…
Màu và tiếng
Những người Xi-nai đen như bóng đêm
Im lặng xót xa sau hàng song sắt
Chỗ sáng nhất – hàm răng và con mắt
Quân Ít-xra-en nhằm vào
Những người nghèo Đi-tơ-roi xanh xao
Im lặng kéo lê ngày dài nặng nhọc
Mấy máy đường gân khô khốc
Như vết roi lằn của đảng Ba K
Màu xanh, màu trắng, màu đen
Tất cả bỗng tan ra
Thành có một màu thôi: máu đỏ
Cai im lặng trở thành xấu hổ
Sắc màu kêu lên đòi tiếng trả lời.
Sắc màu kêu lên:
Phẩm giá con người
Không ai đến trả thay ta được
Châu Mỹ – châu Phi
Màu sắc và tiếng kêu là một
Khẩu súng ta cầm không thể buông lơi!
(1967)
Mừng em tròn 16 tuổi
Tháng giêng đầy trời đan mưa xuân
Mái ngói quanh thôn hồng nối hồng
Mái ngói, mái ngói, liền mái ngói
Từng lớp mừng vui, lớp ước mong…
Áo xanh chàm trong mưa bay lưa thưa
Nụ hoa cà trong mưa đang độ nở
Mưa trên áo khiến động lòng tuổi nhỏ
Mười mầy năm, mưa lũ ngỡ quên rồi!
Nay lại đi vào đường vui kháng chiến
Nghe xa tắp tiếng gà trưa ẩn hiện
Nhớ xóm trên đồi, vị muối chiến khu
Bưa ăn quen ngồi lắng tiếng cu gà…
Thuở em sinh, bốn bề sương lam
Bà mế đi đun từng siêu nước nhỏ
Mây bay thấp chàng vàng bên cửa sổ
Nghe ì ầm súng vọng phía Đông –Khê.
Biết mấy gian lao con đường em đi!
Em đã lớn cùng hai lần cứu nước.
Cởi chiếc khăn quàng, không sao nói được
Tiếc màu khăn thật đỏ đã từng qua!
Ôi bốn bề xuân tới bao la
Hoa leo khắp mỗi chiến hào chống Mỹ
Vui rất lớn mà vô cùng giản dị
Là buổi đầu em dự lớp dân quân.
Tháng giêng ơi! Đầy trời mưa xuân
Hay hy vọng đan từng hàng nước mắt
Máy bay Mỹ còn đến đây làm giặc
Em hãy ghi cho được chiến công đầu!
1966
Ngày lặng gió
Trời quê hương hôm nay đưa ai đi
Mà buổi chiều xanh không thấy đáy!
Gió dồn tụ mãi phương nào chưa thấy
Cây lạ lùng muốn cựa mãi không yên
Sông đăm đăm chờ rạng ánh sao lên
Những tiếng búa sửa cầu vang dữ dội
Một tiếng hò dô ben bờ bỗng nổi
Trăm sọt đá đầy quăng sắn ven đê…
Gió ở nơi nào dọc khắp đường đi?
Toi mong gió giữa bốn bề chân bước
Giữa tiếng xẻng, tiếng đầm, tiếng cuốc
Nhịp dồn như nén gió trong tay…
Môt luồng hơi rung động các đường ray
Bao nhiêu con tàu đêm nay mở máy
Gió có ẩn cả trong tàu chăng đấy?
Màu sơn đen có giữ kín âm vang?…
Đêm sâu dần. Bỗng khắp chốn ram ran
Một tiếng động rào rào như lá chay:
Nhữngchiến sĩ tự cánh rừng nhỏm dậy
Tôi kêu lên… Ngỡ động gió ngàn qua!
Ngỡ như mơ… Tấtcả sắp bùng ra
Trận bão lớn ập xuống đầu giặc Mỹ
Tự xẻng đất, tự toa tàu lặng lẽ
Tự mỗi người đi nổi gió đêm nay!
(1967)
Nghe đất
Làng ở ven đường quốc lộ
Đem nay trở dậy rời đi
Căm thù nuốt sâu tận cổ
Nghe xa đất thở rầm rì
Ngày mai biết giặc ném bom
Theo từng ô vuông toạ độ
Đồ đạc gánh lên lưng rồi
Mẹ mãi còn nghe đất thở
Quen bùn xát trên kẽ tay
Xót cát sạn trông con mắt
Một đời vất vả vun trồng
Mẹ hiểu nỗi lòng của đất
Ôi cái mùi hăng trong cây
Tháng ba nhớ mùa gió trở
Ôi cái mùa men ải nồng
Tháng chạp nhớ mùa đất vỡ
Những chưa gì bằng đêm nay
Mẹ thấm thía tình của đất
Ngày mai chính đất không đi
Ở lại một còn, một mất.
Đất thở càng khuya càng sâu
Kỳ lạ như lòng của mẹ
Đất thở càng lâu càng khoẻ
Râm ran như sức sóng ngầm
Mẹ nghe tiếng dội vang trầm
Lặng lẽ hiểu lời của đât
Một lời thuỷ chung duy nhất
Vượt qua hết thảy quân thù
Đất ơi! Không thể bao giờ
Giặc tới nới này phá nổi!
Đất thở hơi người cứng cỏi
Tự nghìn năm, sẽ còn nguyên!
1967
Người giữ tuyến đường xuân
Những quả đồi, bom cắm xuyên lông chim
Anh xót xa như khía tấm lưng trần
Anh cắn răng chong mắt suốt mùa đông
Ánh sáng lạnh chập chờn xanh đỏ
A-xít đặc khoét vào hạt nổ
Chỗ chưa ai qua là chỗ có anh qua
Cái chết nằm im cho anh tháo gỡ
Con đường cắt, con đường lại mở
Cái chết nằm im cho những chuyến xe thông.
Những thuỷ lôi chín mắt ở Hàm Rồng
Hau háu trên sông giữa luồng nước lũ
Anh đã vớt không quả nào kịp nổ
Hai tay trắng làm đui mù điện tử
Chỗ chưa ai quen là chỗ của anh quen…
Đêm nay nằm trong lán lặng yên
Anh nghe tiếng xe trở về nẻo đó
Ôi tiếng xe qua như có gì tâm sự
Anh trở dậy đi ra nghe những tiếng ai chào
Nghe mùa rộ từ phương Nam đang ruổi về phương Bắc
Không nhìn rõ mặt ai
Chỉ biết nhiều tin vui…
Suốt đêm anh trở giấc bồi hồi
Con đường anh khai thông vẫn bừng bừng huyết mạnh
Con đường đẹp hơn đầu hết
Chỗ chưa ai biết là chỗ anh đã biết:
Bánh xe nào đi qua cũng in bùn đỏ mùa xuân…
(1967)
Qua Trường Sa
Hoa bí hoa bầu mọc ở Trường Sa
Ô hay! Đất ngỡ đất quên nhà,
Gió cũng gió, ong cũng ong kiếm mật
Nắng cũng là màu nắng tận trong ta!
Cái bắt tay là bắt tay đồng chí
Tay mở rộng và miệng cười hoan hỉ
Trường Sa ơi! Như bát nước đầy
Mời uống ngụm đầu đã thấy mê say…
Áo cộc nông dân hở cúc cổ quên cài
Nết sởi lởi gợi nhớ hoài Nam Bộ,
Những ba má chú cô trong đó
Chửa một lần thấy mặt đã đi xa!
1961
Trường Sa là một thị trấn trên đường xe lửa liên vận quốc tế ở phía nam Trung Quốc, thuộc tỉnh Hồ Nam.
Thị trấn
Những phố mộc mạc và yên tĩnh
Như chiều sâu của một tâm hồn người
Hoa gạo đỏ tươi chúm chím nụ cười
Bóng gà mái trong chuồng còn ấp trứng
Nắng buổi chiều lững thững
Trôi trong những góc tường rêu
Thị trấn khiêm nhường bao niêu!
Anh đi qua đi qua
Đâu biết hết vui buồn trong ấy…
Bỗng trở lại –
Thôi rồi!… Lửa cháy!
Bóm đã rơi trên mỗi mái nhà
Anh lặng người, ngơ ngẩn, xót xa
Nghe đau nhói tim mình ở đấy!
Đâu những mùa hè cơn lốc xoáy
Trẻ con reo trong đám lá bay mù
Đâu những mùa xuâ, đâu những mùa thu
Những khẩu hiệu giấy diều, những đèn treo lủng lẳng
Đâu tất cả những gì anh bỏ bẵng
Qua đi như thể vô tình
Cae cái rét đông lướt thướt trên cành
Bà cụ nhai trầu, cô em chuyên nước
Anh dựng xe, ngồi châm điếu thuốc
Tát cả ơi, tất cả đâu rồi!…
Tất cả cứ loé ngời
Và quên lãng khắc thành sâu đậm…
Anh khát được nghìn lần ra trận
Khát được suốt đời căm giận
Trả thù cho nơi lơ đãng đi qua.
1967
Thư gửi người bạn xa đất nước
Anh hỏi tôi cảm xúc lúc về đây
Hỏi đến cả tiếng ru trầm của gió
Hỏi mảnh nắng xôn xao đường phố nhỏ
Hỏi con người và những chuyện con người
Những điều thường canh cánh nhớ không nguôi
Mà mỗi kẻ đi xa đều biết rõ.
Bạn thân yêu ơi! Tôi biết viết thế nào đây?
Nói sao hết cả đất trời cây lá
Nơi chỉ dù một cơn mưa mùa hạ
Cũng làm tôi xao xuyến mãi không thôi
Mỗi hạt mưa buồn, mỗi hạt mưa vui
Đều phải tính bằng cơm bằng gạo
Cơn hạn hán hay cơn dông bão
Cũng cần sức người đánh vật ngày đêm
Nơi biết mấy quật cường và biết mấy ấm êm…
*
Anh bảo anh thèm nhìn Hà Nội quá,
Ừ, Hà Nội vẫn như anh nhớ đó
Chỉ có con người đã khác đi nhiều.
Con người bận rộn nhưng mà vững chãi
Hiểu gian khổ nhưng hiểu rắng mình phải
Hiểu việc mình làm, hiểu miếng mình ăn
Hiểu thời gian không chỉ tháng cùng năm
Mà là mốc nhích lại gần hạnh phúc
Nhích gần cái ngọt bùi ngày thống nhất
(Ôi niềm Nam! Anh biết đấy, miền Nam
Nửa nước yêu thương, nửa nước bạc vàng
Ai đã chẳng từng trong mơ đến đó?…)
*
Anh có nhắc con đường anh vẫn nhớ
Đường bây giờ cây đã mọc lên xanh
Cây kín sum sê như những khung thành
Cây len lỏi những hàng ngói đỏ…
Chô ao vũng ngày xưa đém đổ rác
Giờ đã xây thành một công viên
Nhịp cầu cong, đèn điện sáng đêm đêm
Cầu như thể chiếc lược ngà xinh đẹp
Chải cho mượt dòng nước hồ đóng khép
Cho thuyền tình yêu chèo mấy vẫn đi vòng
– “Anh có yêu em thì đi mãi không cùng”
*
Anh hỏi tin đôi mắt đen ngày ấy
Má rám hồng trong gió đông nổi dậy
Cô bé bây giờ đã đỗ lớp mười
Cô bé hay làm cô bé hay cười
Thấy nói đã ghi tên đi Tây Bắc
Ôi miếng đất mùa thu thường trở giấc
Có tiếng mưa phùn rủ rỉ mãi không thôi…
Đất xẽ xới lên từng mảnh mới tinh khôi
Tôi mê quá là cái mùi đất mới
Cái mùi đất sao mà vui hồ hởi…
Nhưng anh viết thư đi, Cô bé sắp đi rồi.
*
Anh còn hỏi nhiều nhưng kể sao hết được
Cơn khát vô cùng là khát về Tổ quốc
Nơi giữa chiến trường thấy bóng áo bà ba
Nơi mẹ già ta còn ăn măm ăn cà,
Múi mặn đến đậm đà, thấm thía
Đến lay động tận trong cùng cảm nghĩ:
Có đất nào như thể đất này không
Nơi anh hùng hơn mọi chốn anh hùng!
Đấy, nhân dân ta, anh thấy chứ anh?
Tôi chẳng muốn viết dài thêm nữa
Cơm miền Bắc nuôi chúng ta từng bữa
Mong chúng ta giúp ích cả hai miền…
Anh chưa kịp về nhưng hãy cứ tin
Rằng anh vẫn chẳng hề xa đất nước
Rải đất ta yêu gấp nghìn thuở trước
Và còn yêu gấp mấy nữa về sau!…
Hà Nội, 1963
Tình ca trên đất nước
Nghe thấy không em, tiếng buổi chiều sâu vợi
Chiều dẹp quá, ánh chiều xanh chói lọi
Buổi chiều của riêng ta và cũng của mọi người
Nghe thấy không em, chiều rạo rực chi hoài?
Đường dốc ta đi, nước đọng vũng trời xuân
Em khẽ đun đưa, nước vỡ dưới bàn chân
Em thấy không em, dù chỉ là giọt nước
Cũng thấm đượm tình yêu hơn thuở trước
Em nhớ không em, giữa bụi rậm, bùn lầy,
Ta đã khai sinh ra chỗ đứng này đây!
Ta khai sinh ra vườn cây này mơn mởn
Ta thành một đôi trong ngàn vạn lứa đôi
Nghe thấy không em, tiếng buổi chiều sâu vợi
Nghe thấy không em, tim đập quá bồi hồi!
Em chớp mắt như mơ. Em bảo anh gì nhỉ?
Ôi nước mùa xuân sao mà trong đến thế!
Nào ta đã hề tình tự chi đâu
Ta chỉ nhìn trời và ta chỉ nhìn nhau!
Này là đất trời xuân, có phải thế không em
Trước chưa có, nay ta xây thành có
Đất màu mỡ ánh lên từ lácỏ
Đất ải nồng như thể mới lên men.
Chính ở đất này, anh đã gặp em
Còn phải nói gì thêm vào đấy nữa?
(1963)
Tình yêu và báo động
1
Anh nắm bàn tay em khi nói đến tương lai
Thành phố đang cơn mưa ướt đẫm trong tiếng hát
Chúng ta đi giữa bè bạn mỉm cười.
Cơn báo động tan rồi
Anh muốn nói một câu gì dữ dội
Nhưng không thể tìm ra lời để nói
Chúng ta đi giữa bè bạn mỉm cười.
Cơn báo động tan rồi
Cảm động quá, khi mùa thu lại đến!
Anh nhớ phút ngồi bên nhau trực chiến
Anh nghe thời gian trong mạch đập tay em
Mạch đập bình yên…
2
Vườn vàng phơi lá thu
Ánh sáng mênh mông, đói mặt quân thù
Ánh sáng tinh khôi như trong mắt trẻ
Soi hạnh phúc tự hào, đơn giản thế!
Ngày xưa anh chưa nghĩ ra.
Sông Hồng nước lên. Em đưa anh qua
Tháng tám cầu nhô hai nhịp gãy
Sông Hồng nước lui khi anh trở lại
Ta nắm tay nhau trên nhịp đã liền
Hai bên bờ Long-biên
Nghìn lấ sắc trổ cờ trên ngọn mía
Hạnh phúc lớn, tự hào, đơn giản thế
Ngày xưa anh chưa nghĩ ra…
3
Không ai trở về thời đổ đá
Ta khinh bỉ nhìn kẻ thù dậm doạ!
Ba năm rồi, tự buổi đó em ơi…
Thành phố bao phen rung động hồi còi
Em biết dập kho dầu khi lửa bén
Biết trồng lại đôi hàng cây cháy sém
Biết bắn địch hôm nay vì địch của ngày mai
Ba năm rồi em ơi
Ta khinh bỉ nhìn kẻ thù dậm doạ.
Không ai trở về thời đổ đá
Khi tình yêu tới độ chín đang vừa!
4
Những màu ta qua nghe dài hơn xưa
Những mùa ta qua không có ngày thừa
Dù phải chịu đôi lần căng thẳng nhất
Chỉ nghĩ đến nhau đã là hạnh phúc
Những màu ta qua… chẳng thể lấy gì so.
Sau ban năm, mặt đối mặt quân thù
Cảm động quá, khi mùa thu lại đến!
5
Ta quen sống những giờ đột biến
Bỗng sững sờ trước một sớm không đâu:
Thành phố trong mưa. Hoa rắc trên đầu
Hoa mưa nở từng bông trên mái tóc
Em tươi tắn như mùa xuân thứ nhất
Nhưng thuỷ chung như một sắc mai già
Đôi mắt mở to, dịu dàng thấm mát
Sau rất nhiều gian khổ đi qua…
5
Bây giờ sau tất cả mọi điều
Anh muốn nói một câu gì dữ dội
Nhưng vẫn không tìm ra lời để nói!
Anh chỉ nhìn sắc thắm mùa thu
Thấy hết sự vô duyên và thảm hại của quân thù
Trước tất cả những gì ta sống
Trước một bầu trời, gương xanh lồng lộng
Soi cơn mơ của anh và của em
Của triệu người giao kết một lòng tin.
Hà Nội, 1967
Trở lại trái tim mình
1
Tôi trở lại những bờ đường mùa xuân
Cây già trắng lá
Ôi thành phố tôi yêu kỳ lạ
Cái sống như trăn trở ngày đêm
Tôi lớn lên, lo nghĩ nhiều thêm
Thành phố cũng như tôi đang lớn
Những gác xép bộn bề hy vọng
Những đầu hồi bóng nắng nhấp nhô…
Tôi trở về những ngõ quen xưa
Mỗi ngõ nhỏ giấu một lời tâm sự
Tôi trở lại những lối mòn quá khứ
Có tấm tình ta mắc nợ cha ông
(Nhịp chày sương hay tiếng trống thu không
Nét son đượm trên vòm cong mái cổ)
Tôi trở lại những lối mòn tình tự
Cánh bướm màu hạnh phúc cứ bay đôi
Tiếng ve ran những điệp khúc mùa vui…
…Ôi rất lâu rất lâu
Tôi mới lại đi một ngày thong thả
Thành phố như tim tôi êm ả
Sau rất nhiều gian lao.
2
Hãy nghe, hãy nghe tiếng người lao xao
Chỗ những căn nhà bom xô tốc mái
Nay ta về lợp lại
Che ấm cuộc đời vun vén bên trong
Hãy theo những ngả đường sang sông
Cầu phao cót két
Những chuyến hàng đi hoài không hết
Mỗi chuyến xe mang một tấm lòng.
Hà Nội thức bao đêm ròng?
Không ai nhớ nữa
Nhưng mỗi sớm nhìn vào cửa chợ
Lại thấy hoa bày trên lối đi
Hà Nội bao lần chia ly?
Không ai nhớ nữa
Nhưng cách đánh quân thù phải sợ
Thì không đâu biết rõ nơi đây
Hà Nội mang tầm vóc hôm nay
Cọng với tầm cao quá khứ
Tôi đi dọc những lối vào lịch
Nghe suốt năm châu bè bạn nối gần
Tôi đi ngang những cuộc đời thường
Biết ở đó chia nỗi lo nhân loại
3
Có phải bao nhiêu vui buồn thời đại
Soi vào đây càng đậm sắc màu riêng?
Tấm lòng Hà Nội thiêng liêng
Vẫn nguyên vẹn sau rất nhiều từng trải
Con đường loá bóng hoa vàng trẻ mãi
Tiếng lanh canh trên gạch lát hồn nhiên
Âm vang bao biến thiên
Thế giới gửi nơi này ghi nhớ
Bao hạt cát hạt vàng lịch sử
Hà Nội kiên tâm gạn lọc công bằng
Nghe tiếng Bác mỉm cười đôn hậu
Nghe bước mình vững chãi tháng năm…
4
Ôi những hàng ô-rô ta vẫn xén
Làm vui mắt mỗi người đi kháng chiến
Mỗi nét đơn sơ cũng đượm tình nhiều
Từ ánh nê-ông pha biếc buổi chiều
Đến hơi mưa trong khóm hoa màu tím
Gáy sách cũ xếp chồng như kỷ niệm
Lá thiếp mừng đám cưới mát trên tay
Bao điều không ai hay
Bỗng thấm thía giữa ngày chống Mỹ
Hà Nội bận dẫu không hề phút nghỉ
Vẫn còn nguyên phong thái hào hoa!
5
Ở đây tôi bắt gặp hôm nay, tôi bắt gặp ngày qua
Tôi bắt gặp những ngày chưa tới
Trong mỗi dáng người gặp vội
Đều chín muồi những dự định tương lai
Trong mỗi ba-lô quàng vai
Đều cất giữ kho tàng chưa mở hết
Như Hà Nội mười năm tôi đã biết
Sớm hôm nay vẫn lạ nét ban đầu!
Sông Hồng ơi! Dông bão chẳng thay màu
Rùa thần thoại vẫn nhô lưng đội tháp
Chùa Một cột đổ trên đầu giặc Pháp
Lại nở xoè trọn vẹn đoá hoa sen
Dù nhiều điều tôi nhớ tôi quên
Nhưng Hà Nội trong tôi là vĩnh viễn
Dù mười năm, hai mười năm kháng chiến
Hà Nội vẫn rèn sắt thép lòng tin
Dù quân thù bắn phá cuồng điên
Tim ta đỏ vẫn nguyên lành Hà Nội
Ôi trái tim nóng hổi
Tôi về đây là thêm sức đi xa!…
Hà Nội, 1967
Bài thơ đạt Giải nhất về thơ của Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội năm 1967.
Từ giã tuổi thơ
Ngỡ như đi suốt tuổi thơ
Tới chặng đường này nghỉ lại
Có gì bâng khuâng mãi
Những cánh hoa bìm gợi nhớ rất xa…
Ôi những xe trâu thủng thẳng vào cơn mưa
Bắt tuổi nhỏ nóng lòng theo bước một
Ôi những nương cao màu trăng lục nhạt
Gạo lốc nuôi ta mùa vơi mùa đây
Cách đã ba ngàn ngày
Lại trở lại đất này chung thuỷ
Đứng rạo rực trước cuộc đời chống Mỹ
Còn đeo ba-lô thắng Pháp sau lưng!…
Những gì xưa làm nên chiến công
Mười năm qua đã quen càng nhớ
Những người bạn trong mắt xưa bé nhỏ
Mười năm mà vụt vụt lớn lên
Cảnh vật in trong tâm tưởng bình yên
Mười năm thở nồng nàn xao động
Dung mạo còn như giống
Tầm cao đã khác rồi!
Đã qua bao suy nghĩ nhất thời
Qua tất cả những vui buồn bé bỏng
Thời gian như ngọn sóng
Lòng ta như đất bồi.
Bao nhiêu cơn mơ kỳ lạ trong đời
Nay còn lại những cơn mơ hữu ích
Bao năm tháng đã qua nhiều thử thách
Đôi mắt nhìn còn muốn hồn nhiên!…
… Hoa bìm ơi hoa bìm!
Vẫn tròn trặn, đơn sơ màu tím thế!
Như ước vọng mở lòng ta thủ thỉ
Có nét gì vẫn quyến rũ như xưa!
Thôi từ giã tuổi thơ!
Bước ra từ tám năm kháng hiến
Lấy sự tích anh hùng làm chỗn vịn
Lại bước vào cuộc kháng chiến lần hai.
Thôi từ giã tuổi thơ!
Xốc hành lý lên vai
Ta tính nốt những chặng đường đánh Mỹ
(Cái khó nhất chợt lúc này hoá rễ
Khi nhìn thấu mình tận đáy xưa, sau…)
Sơn Tây, 1965
Tặng Thái Nguyên Trinh
Bầy ong ngoan của con
Nhưng cánh tơ thơ bé
Bộng ong bào mỏng thế
Vết phân trâu miết đều
Mảnh vườn khi nắng xế
Nghe ong rù rì kêu!
Con đường ra bến sông
Mỗi ngày bom lại thả
Vẫn tiếng súng phòng không
Nổ rền theo vách đá
Vụ chiêm, mùa vất vả
Mùi cơm thơm cứ thơm!
Ôi nùn rơm, nùn rơm
Sợi vàng vương mái tóc
Con che rơm đi học
Vai nhấp nhô đường xa
Em chơi cùng trẻ xóm
Bầy ong coi giữ nhà
Buổi chiều đi học về
Bà con đông đủ cả
Bầy ong ơi bầy ong
Bay cần cù dưới lá
Lâu cha chẳng về thăm
Mật ong màu óng quá!
Cha về rồi đây con!
Cho nhìn con bỡ ngỡ
Con đan lá ngụy trang
Con che đèn đánh lửa
Con đưa em xuống hầm
Biết xoay lưng chắn cửa
Ai dạy con bao giờ
Mà quá chừng ý tứ
Ôi con tôi, con tôi!
Tháng bảy ong bay đi
Chuồn chuồn chao trên sóng
Nhớ mùa đông rất dài
Nhớ mùa thu rất rộng
Bao lâu cha vắng nhà
Bao lâu con đã sống
Bao đêm ngoài biển động
Pháo sáng xanh vườn sau
Trăng mài mòn gốc võng
Giặc rít ngang trên đầu…
Nhưng con vẫn học đều
Mỗi năm lên một lớp
Cha vẫn đọc thư con
Chữ dần dà cứng cáp
Cha về mà kinh ngạc
Thấycon còn bé không!
Cha ôm con rưng rưng
Mừng vuui lòng nghẹ cả…
Con đường ra bến sông
Mỗi ngày bom lại thả
Nhưng cần cù dưới lá
Bầy ong bay rộn rã
Mùi cay thơm cứ thơm!
1966
Về Nghệ An thăm con
Tặng Thái Nguyên Trinh
Bầy ong ngoan của con
Nhưng cánh tơ thơ bé
Bộng ong bào mỏng thế
Vết phân trâu miết đều
Mảnh vườn khi nắng xế
Nghe ong rù rì kêu!
Con đường ra bến sông
Mỗi ngày bom lại thả
Vẫn tiếng súng phòng không
Nổ rền theo vách đá
Vụ chiêm, mùa vất vả
Mùi cơm thơm cứ thơm!
Ôi nùn rơm, nùn rơm
Sợi vàng vương mái tóc
Con che rơm đi học
Vai nhấp nhô đường xa
Em chơi cùng trẻ xóm
Bầy ong coi giữ nhà
Buổi chiều đi học về
Bà con đông đủ cả
Bầy ong ơi bầy ong
Bay cần cù dưới lá
Lâu cha chẳng về thăm
Mật ong màu óng quá!
Cha về rồi đây con!
Cho nhìn con bỡ ngỡ
Con đan lá ngụy trang
Con che đèn đánh lửa
Con đưa em xuống hầm
Biết xoay lưng chắn cửa
Ai dạy con bao giờ
Mà quá chừng ý tứ
Ôi con tôi, con tôi!
Tháng bảy ong bay đi
Chuồn chuồn chao trên sóng
Nhớ mùa đông rất dài
Nhớ mùa thu rất rộng
Bao lâu cha vắng nhà
Bao lâu con đã sống
Bao đêm ngoài biển động
Pháo sáng xanh vườn sau
Trăng mài mòn gốc võng
Giặc rít ngang trên đầu…
Nhưng con vẫn học đều
Mỗi năm lên một lớp
Cha vẫn đọc thư con
Chữ dần dà cứng cáp
Cha về mà kinh ngạc
Thấycon còn bé không!
Cha ôm con rưng rưng
Mừng vuui lòng nghẹ cả…
Con đường ra bến sông
Mỗi ngày bom lại thả
Nhưng cần cù dưới lá
Bầy ong bay rộn rã
Mùi cay thơm cứ thơm!
1966
Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt là một trong những bài thơ hay nhất của ông, bài thơ này được đưa vào chương trình học của Bộ Giáo Dục. Bằng Việt với lối viết thơ giản dị, mộc mạc tạo nên những vần thơ vô cùng ấm áp, thắm đượm tình yêu quê hương, con người.
Theo Thuvientho.com