Home / Chùm thơ chọn lọc / Tập Thơ Đặc Sắc Nhất, Ấn Tượng Nhất Của Bửu Kế-Nguyễn Phúc Bửu Kế

Tập Thơ Đặc Sắc Nhất, Ấn Tượng Nhất Của Bửu Kế-Nguyễn Phúc Bửu Kế

Tập Thơ Đặc Sắc Nhất, Ấn Tượng Nhất Của Bửu Kế-Nguyễn Phúc Bửu Kế

Bửu Kế xuất thân từ một gia đình hoàng tộc.Ông được biết đến là nhà văn chuyên viết về các đề tài cổ học và địa phương thuộc khu vực Huế, nên trong học giới học thuật thường gọi ông là nhà Huế học hay nhà cố đô Huế học. Văn ông không chỉ đặc sắc mà còn rất có hồn. Ông được rất nhiều quý độc giả ấn tượng với những tác phẩm nổi tiếng. Nào! chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về nhà văn tài ba cũng như những tác phẩm làm nên tên tuổi của ông nhé!

I. Nhà Văn Bửu Kế

Bửu Kế (1913-1989) là nhà văn, dịch giả, tên thật là Nguyễn Phúc Bửu Kế, bút hiệu Tiêu Sử, Lương Nhân, quê ở Phủ Lạc Biên đường Trung Bộ (nay là đường Tô Hiến Thành, Gia Hội, Huế).

Xuất thân trong một gia đình hoàng tộc là cựu Giám sinh Trường Quốc tử giám Huế, năm 1934 tốt nghiệp, dạy tại các trường Trung học Đồng Khánh, Cao đẳng Mĩ thuật, Đại học Văn khoa Huế, viện Hán học Huế.

Trong thời gian dạy học, làm Quản thủ Thư viện Đại học Huế (hơn 20 năm) ông vẫn cộng tác đều đặn với các báo từ Bắc đến Nam: Tiểu thuyết thứ bảy, Văn học, Tri Tân (Hà Nội, trước năm 1945), Bách khoa, tạp chí Đại học Huế, Tương lai, Văn hoá nguyệt san… (Sài Gòn, sau năm 1955).

Bửu Kế là nhà văn chuyên viết về các đề tài cổ học và địa phương thuộc khu vực Huế, nên trong học giới học thuật thường gọi ông là nhà Huế học hay nhà cố đô Huế học.

Xem thêm:  Tì bà - Bích Khê

Tác phẩm:

– Nếp nhà (giải thưởng văn chương độc nhất toàn quốc của Bộ Quốc gia giáo dục, 1953).

– Thằng người gỗ (giải nhất của Hội phụ huynh học sinh toàn quốc, Tân Việt, 1952).

– Tầm Nguyên tự điển (Nam Cường, Sài Gòn, 1955).

– Truyện ngắn quốc tế (1954)

– Nguyễn triều cố sự (Khai Trí, 1956)

– Nghìn lẻ một chuyện cười

– Hán Việt từ nguyên (di thảo)

– Các loại sách tuổi thơ (1969)

– Chính tả căn bản (di thảo)

– Từ điển viết văn (di thảo)

Và rất nhiều chuyên đề về kinh thành Huế in trên các Tạp chí Đại học Huế, Bách khoa, Phổ thông…

II. Những Tác Phẩm Ấn Tượng

Nhà văn Bửu Kế nổi tiếng với những tác phẩm đi vào huyền thoại. Bạn có tò mò về những tác phẩm của ông không? Hãy đón xem nhé!

Vô Duyên

Lòng thẳng không quen chuyện hão huyền

Tôi toàn gặp gỡ những vô duyên

Trăng lên trong lúc mây u ám

Sông quạnh, mù sa, nước ngược thuyền

Tôi đợi bên trời chút nắng hanh

Sưởi lòng giá lạnh giữa ngày xanh

Nhưng mà mưa vẫn rơi không dứt

Biết hướng nào đây! Đón gió lành

Đò lỡ sang ngang lắm chuyến rồi

Hững hờ, hiu quạnh, đón hồn tôi

Vườn người nảy nở khi xuân đến

Xuân đến, vườn tôi vẫn thế thôi

Hoa nhạt mùi hương, nước cạn dòng

Chẳng còn mơ ước, hết chờ mong

Đời tôi như cốc cà phê đắng

Không mảnh đường tan để dịu lòng

Xem thêm:  Bài Thơ Đặc Sắc Độc Nhất Của Chu Huân

Nguồn: Chuyện tình & thơ tình xứ Huế, NXB Thuận Hoá, 1998.

Cần Chi Nữa

Cần chi nữa! Ôi còn cần chi nữa!

Được em yêu thôi thế đã vừa rồi

Tâm hồn anh nay đã bớt mồ côi

Lò than nóng sưởi bàn tay giá lạnh

Anh nào khác kẻ bộ hành hiu quạnh

Chân nặng nề lê giữa gió mưa to

Em hiện lên như cả một vừng ô

Khắp vũ trụ hào quang gieo rực rỡ

Cần chi nữa! Ôi còn cần chi nữa!

Được em yêu thôi thế đã vừa rồi

Tình yêu đương tưởng tắt thuở xa xôi

Phút nhóm lại như lửa tàn gặp gió

Anh chẳng thiết: giàu sang hay nghèo khó

Lòng ham danh mến lợi đã tiêu tan

Anh dửng dưng với cảnh sắc trần gian

Với tất cả thanh âm trong vũ trụ

Xuân đằm thắm hay là đông ủ rũ

Anh lạnh lùng để mặc tháng ngày trôi

Được em yêu thôi thế đã vừa rồi

Cần chi nữa! Ôi còn cần chi nữa!

Nguồn: Chuyện tình & thơ tình xứ Huế, NXB Thuận Hoá, 1998.

Trên đây, Thuvientho.com đã tổng hợp cho quý độc giả những tác phẩm xuất sắc của nhà văn Bửu Kế. Hãy theo dõi và đồng hành cùng chúng tôi nhé! Thân ái!

Theo Thuvientho.com

Check Also

Những bài thơ hay về hoa cúc họa mi

Những bài thơ hay về hoa cúc họa mi

Hoa cúc họa mi còn được gọi là hoa cúc dại hay là hoa cúc …