Home / Chùm thơ chọn lọc / Tập thơ: Mùa xuân màu xanh (1974) – Anh Thơ (Tiếp)

Tập thơ: Mùa xuân màu xanh (1974) – Anh Thơ (Tiếp)

Tập thơ: Mùa xuân màu xanh (1974) – Anh Thơ (Tiếp)

Tập thơ: Mùa xuân màu xanh (1974) – Anh Thơ

Anh đã khóc

Em biết anh bờ-lu chưa cài kịp cúc

Cấp cứu từng trái tim đau.

Từ năm tang Bác đưa vào.

Anh chưa được khóc.

Đêm nay vào viếng sắc

Được khóc hết phần mình.

Nhưng em biết rằng không khóc được thay anh.

Vì nỗi đau lớn quá.

Suốt đêm nay anh phải nghe từng nhịp thở.

Từng giọt thuốc truyền vào cho mạch máu hồi sinh

Từng nhịp đập mơ hồ trên ngực bệnh nhân.

Nghe cả một nỗi đau da diết.

Đang thắt trái tim anh nghĩ về quê hương tha thiết.

Bác mất rồi!

Miền Nam ơi!

Em biết anh muốn khóc

Cho mẹ già bạc tóc

Vẫn xông lên gạt súng quân thù.

Cho chị anh chung thuỷ đợi chờ.

Mười mấy năm nuôi con đánh giặc.

Cho cháu anh (lũ cháu yêu của Bác).

Đặt bẫy, gài mìn diệt Mỹ, ác ôn.

Cho bạn bè, đồng chí thân thương.

Chiến đấu gian lao mong ngày đón Bác.

Ôi: em biết anh muốn khóc

Cho quê hương, tất cả Miền Nam!

Nhưng anh chưa được khóc.

Như người lính cùng đồng đội xông vào cản giặc

Nỗi đau anh phải biến thành sức mạnh, phải dồn cả tâm tư

Giành lấy nhịp tim hơi thở từng giờ.

Khi liều thuốc hồi sinh.

Với sự thương yêu săn sóc tận tình

Khiến những bệnh nhân tỉnh cơn đau ngất.

Quên nỗi buồn thương của riêng mình.

Anh đã khóc!…

Bệnh viện Việt-Xô

Ngày 4,5,6-9-1969

Anh lái xe và người thi sĩ

Anh lái xe đưa tôi đi

Đến những đầm lầy xưa, nay thành vựa lúa.

Đến những lều cỏ

Nay thành nhà bốn mái, cửa sổ có đăng-ten.

Nhà thơ đưa tôi đi

Quá khứ xa xưa đào tận đáy bùn đen

Những nhà hát, đâu trường và tượng quý.

Anh lái xe đưa tôi đi

Dấu thành cung vua xưa diễm lệ

Nay là nhà của hoàng tử công nông

Nhà thơ đưa tôi đi

Những bờ biển biếc mênh mông.

Những ruộng bậc thang đưa nhỏ lên đỉnh núi.

Anh lái xe đưa tôi đi

Những nhà máy ngất trời tuôn khói.

Những thành phố từ đỉnh rừng xa. sáng rực hoa đèn.

Ôi những cuộc đi trên đất nước bạn đang lên.

Anh lái xe, nhà thơ, ai cũng là thi sĩ.

Hai bạn đường ơi

Tôi muốn nhìn sâu vào mặt các anh suy nghĩ

Những niềm vui đổi mới bây giờ

Với quá khứ đau thương từ thuở xa xưa

Bởi giặc Thồ, vua quan và phát xít

Khiến người dân An-ba-ni đã do nhiều máu và nước mắt.

Nước Việt-nam chúng tôi dang chiến đầu lâu đài

Để các bạn hôm nay lấp hố bom xây những lâu đài

Và đề một ngày mai

Đón các bạn, cũng có nhà thơ và những lái xe thi sĩ.

An-ba-ni, 13-5-1970

Bé yêu ơi, hãy đợi…

Sao chiều nay mẹ nhớ con day dứt

Chắc giờ này, con ở trường ra.

Túi cà chua, xách sau cặp vở.

Bước nhanh nhanh, chào bạn về nhà.

Bế bé Loan đang ra đón chị

(Chỉ có bé Loan, mẹ ở nước ngoài)

Con thay mẹ lo làm nội trợ.

Cất sách học lên bàn, lấy gạo, rửa khoai.

Nồi canh chua, con có nấu cho ngon

Xoong mì luộc, để ba chan nước cá

Miệng tính toán, mắt buồn thương nhớ

– Ước mẹ về, ăn cơm nấu của con:

Ôi ước mơ bé nhỏ sao thương?

Bé của mẹ! Bé Việt Nam gian khổ

Còn thằng Mỹ, các con còn vất vả.

Mười tuổi đầu, không dám ham chơi.

Mẹ thương con, nước mắt muốn rơi.

Trên bán đảo Cri-mê chiều nay pháo hoa vừa rực sáng

Báo hiệu mùa hè – một mùa vui tắm nắng.

Dưới biển, trên rừng ánh điện chói chang.

Mẹ đi trong đêm hội tưng bừng

Chiếc tàu trắng như thiên nga, cánh vẫy.

Nếu có con, mẹ vui biết mấy!

Nhìn bé Liên Xô nơ nắng áo hồng

Con của mẹ cũng xinh như thế

Con của mẹ cũng như bao bạn bè

Trên đất Việt Nam chiến đấu anh hùng.

Đuổi Mỹ cút rồi, ta cũng ăn pháo bông

Mặt biển đông, tàu cũng đi như thiên nga cánh vẫy

Mẹ sẽ vui cùng các bà mẹ Việt Nam lộng lẫy

Dưới ánh hào quang sáng biển, đẹp rừng.

Bé yêu ơi, hãy đợi buổi vui chung.




Bán đảo Cri-mê những ngày tháng 6-1970

Bên gốc mai vàng

Cự li bẩy bước đi đều

Sương khuya buông thẫm sóng triền

Xa xa trên đỉnh đèo Ngang

Dòng xe sáng rực xuyên ngang mây đèo.

Cự li bây bước đi đều

Súng tê vai lạnh, mưa vèo rừng thưa

Nhớ đêm Hà Nội giao thừa

Hoa đào, hoa cúc, hoa mơ, quát hồng.

Hương dâu thoang hoảng đầu rừng.

Ô! hoa mai nở sống trong đêm tuần.

Gốc mai ai đó dừng chân

Súng nghiêng trong áng hương xuân, đợi chờ!

Chợt bừng pháo sáng lửng lơ

Biển khơi động sống vút bờ núi cao

Rời chân súng chĩa trời sao

Cự li bảy bước đi đều… tuần tra.


Đèo Ngang, xuân 1967

Bữa liên hoan tỉnh uỷ khu giải phóng

Căn hầm điện sáng vừa tan họp

Pháo hoa sông Hiếu đỏ ngang trời

Liên hoan tỉnh ủy mời tân khách

Súng mũ đầy sân chen tiếng cười…

Cà rốt điểm tươi, giò hộp rán

Cá thu kho lại có tiêu, hành

Xu hào xào với ba-tê nhỏ

Nộm mít non thơm xanh lá chanh.

Bữa tiệc còn nghèo, trên đổ nát

Tiếng cười, tỉnh ủy giàu lạc quan

Đôi bờ sông Hiếu rồi đây sẽ

Thành phố soi gương, rực nắng vàng.

Có rạp chiếu phim, trường đại học

Có nhà thư viện, có công viên

Tàu từ Cửa Việt vào thương cảng

Xưởng máy đăng hàng vượt cát lên.

Miền núi hồ tiêu Của nức chợ

Chia từng khu vực dễ chăn nuôi

Có nhà nghỉ mát hơn Tam Đảo…

Viện Bảo tàng lên chói mặt trời.

Khách nghe nâng chén cùng vui chúc

Nhìn lại đầu ai bạc nửa rồi

Đất nước một vùng bom, sắt thép

Tiếng cười Tỉnh uỷ sáng tương lai.




22-2-1973

Căn phòng ta

Buổi sáng dậy vén rèm cửa sổ

Đón nắng thu vàng thếp căn phòng.

Tưới lẵng phong lan lá mượt ánh hồng

Nghe đài nổi âm thanh cuộc sống.

Hôm nay sẽ mấy lần báo động?

Và căn phòng yêu dấu của ta đây.

Có còn không? Cùng dòng với hôm nay?

Ôi cần phòng đã sẵn sàng đội ngũ.

Trong những căn phòng đứng chung đường phố.

Hàng cây xanh ríu rít tiếng chim mừng.

Văng đạn, bom thù, cửa kính rung.

Ta yêu phòng ta như yêu Hà Nội

Như yêu cuộc sống riêng còn chật chội.

Lò sưởi đôi khi làm bếp, nấu ăn thêm

Sách xếp ngăn tường, trạn cất ga men.

Mấy thước lụa xưa, dành che giường ngủ.

Bàn viết có ảnh con nho nhỏ

Cười trong trai ngọc Cô Tô

Mảnh ngói Loa Thành, chặn những trang thơ.

Con ốc Sầm Sơn còn vang sóng bể

Bát cắm hoa xanh men triều đại Lý.

Mấy chiếc ghế Lạng Sơn mang bóng tre ngàn.

Ta chắt chiu kỷ niệm mười năm.

Căn phòng ta thênh thang hai cửa sổ

Mây trắng thường qua, sông Hồng thả gió.

Mỗi tối mùa hè, tắt điện đêm trăng khuya.

Thêm nỗi nhớ về bãi biển trong kia

Căn phòng ta bốn bức tường ôm ấp

Nghe tiếng ta cười, con từ reo hát.

Dẫu mùa đông gió rít đầy đường.

Sum họp vợ chồng, quanh một mâm cơm

Ôi căn phòng ta

sáng nay vẫn như mọi sáng

Trời xanh trong hoa mướp leo vàng.

Còn vẳng đâu đây tiếng trẻ đùa vang.

Còn bóng dáng bạn bè đã đi hỏa tuyến

Bỗng tiếng còi lên

xao xuyến…

Căn phòng ta khép cuộc đời riêng.

Cửa chớp lặng yên

Những cửa chớp trầm ngâm phẫn nộ.

Dẫu bom dạn thù có rơi ngay đường phố

Ta thấy rõ căn phòng ta

Cũng như căn phòng của tất cả mọi nhà.

Dù có đổ, cũng không bao giờ đổ

Như Hà Nội mùa thu hoa cúc nở

Vẫn in vàng tươi sáng giữa tim ta.


Hà Nội, thu 1967

Cây đuối nước


Gầu guồng cùng với máy bơm lại lên trận tuyến

Dòng nước cuối cùng chạy khỏi cánh đồng ta.

Từ Đảng ủy, đảng viên, xã viên, chủ nhiệm

Dồn sức người đấu thủy, chả thay ca.

Đất đã phơi lớp phù sa đỏ mịn

(Đất phù sa từ sông Đuống, sông Hồng)

Thương ruộng bạc màu, cỏ lên còn nghẹn

Biết mấy mồ hôi cho bãi xôi nên đồng?

Xót cây lúa, nước ngang trời, còn dúi dạm

Mơn mởn lá xanh, bát ngát sóng xanh.

Bão giật, gió dồn, nước ùa ngập thẳm.

Nhưng đâu chịu thua trời, ta lại đấu tranh.

Ôi đám mạ từ Tân-yên gửi tặng.

Bàn tay nào đã nhổ lúa hy sinh?

Ta cấy màu xanh, đuổi làn nước trắng.

Cấy cả niềm thương kết nghĩa vẹn tình.

Tiền phương ơi các anh hẳn đợi

Quê ta rày lụt, bão đã lùi xa.

Cây đuổi nước, ngày vui như mở hội.

Màu xanh này, em trai tới chiến trường xa.

Chợ vùng mới giải phóng

Cây trơ ngọn cụt nửa chừng.

Gốc đa hay góc mít? từng bóng xanh.

Mái nghiêng kèo sắt chênh vênh.

Cỏ len bom đạn phủ xanh chiến trường.

Chợ vào, chợ những người thương.

Áo xanh bộ đội, áo hường dân quân.

Bé em nhảy nóc xe tăng

Đùa vui cho bõ ở hầm khát khao.

Chợ nghèo hái má làm rau.

Cau khô hàng mẹ miệng trầu vẫn tươi.

Nén hương thơm nức dòng đời

Bố mừng giải phóng nhớ ai nén trầm.

Chốt về du kích chen chân

Thanh thanh nón lá tay cầm thiết tha.

Chợ ta họp giữa quê ta.

Trùm lên đồ nải nắng xoà âm thanh.


Chợ Của, xuân 1973

Chợ vùng mới giải phóng

Cây trơ ngọn cụt nửa chừng.

Gốc đa hay góc mít? từng bóng xanh.

Mái nghiêng kèo sắt chênh vênh.

Cỏ len bom đạn phủ xanh chiến trường.

Chợ vào, chợ những người thương.

Áo xanh bộ đội, áo hường dân quân.

Bé em nhảy nóc xe tăng

Đùa vui cho bõ ở hầm khát khao.

Chợ nghèo hái má làm rau.

Cau khô hàng mẹ miệng trầu vẫn tươi.

Nén hương thơm nức dòng đời

Bố mừng giải phóng nhớ ai nén trầm.

Chốt về du kích chen chân

Thanh thanh nón lá tay cầm thiết tha.

Chợ ta họp giữa quê ta.

Trùm lên đồ nải nắng xoà âm thanh.




Chợ Của, xuân 1973

Chuyện vợ chồng người sĩ quan tên lửa quê Uy-nổ

Cưới nhau đêm mười bảy

Mươi tám giặc gieo bom

Từ phòng hạnh phúc dậy

Chồng vợ hai tuyến đường

Chồng chạy cứu vác người

Vợ băng, tiêm, lau, rửa.

Giữa hố bom xém lửa.

Hai nơi mà một nơi

Ngày phép còn chưa hết

Hoa cưới phòng đang tươi

Nhưng xóm làng hủy diệt

Phải ra trận mới nguôi.

Bắt tay vợ, lên đường

Anh đi tìm giết giặc.

Trời Uy-nổ đêm đêm…

Tên lửa qua sáng rực.

Pháo cưới anh và em.

Tiếp theo lên lửa nổ

Tiếp tên thần Uy-nổ

Thành ốc xưa còn đây!

Cày cấy chẳng ngừng tay

Giữa hố bom giặc phá.

B.52 cháy đỏ!

Niềm vui bừng đêm đêm.




Đông Anh, cuối đông 72

Con đã về nơi Bác ở ngày xưa

I

Con đã về nơi Bác ở ngày xưa

Đường biên giới rậm dài đá dốc.

Nơi Bác hôn nắm đất giữa nương ngô.

Ôi! năm đất về với tay “Người” dựng nước.

Giữa rừng núi còn dấu chân giặc cướp.

Lán ẩn cheo leo, rải rác hốc thông già.

Cỏ bấu ngâm đầy cho dòng suối trôi qua

Suối rửa miếng ăn người dân đói khổ.

Bác về, mời cụ “Các Mác” về, trên núi đá

Trong cả lòng hang, Bác tạc tượng người.

Như tạc niềm tin cho con cháu đời đời

Từ thẳm rừng sâu ngời lên chủ nghĩa.

Noọng gái nào năm xưa gạt lệ?

Địu chăn về, lo hang gió mông mênh.

Noọng đâu biết: trời tháng tám từ dây xoá mù.

Mới hé

Và cũng tự nơi đây ươm sắc nắng Ba Đình.

Xem thêm:  Hai sắc hoa ti gôn - T.T.Kh

Dòng suối âm u hồng dậy ánh bình minh.

Mang tình cảm Lê-nin tràn đất nước.

Dòng suối từ ba mươi năm trước.

Từng đau gót chân thương, qua, lại đôi bờ.

Đàn cá về đớp hạt cơm ngô.

Bơi hớp cả lời thơ cảm khái.

Ta mượn gương xanh lẵng lại

Buổi chiều nào râu Bác trắng ưu tư?

Để đến hôm nay thuỷ điện ngợp bờ.

Khắp nẻo rừng cao, trào ra ánh sáng.

II

Bàn đá chông chênh còn ngồi sử Đảng

Chim rừng ơi, ngươi có lắng nghe?

Khắp bốn phương bí mật những ai về?

Theo tay Bác viết thêm trang sử.

Những làn rêu không phủ chân quá khứ

Mà trải nhung vàng chào đón bước tương lai.

Ghé đá còn đây hơi ấm Bác ngồi

Với những anh hùng ngàn xưa cứu nước.

Cây ngót rừng còn nhớ tay người phát

Ngọn cằn rơi, cho mầm nẩy mỡ màng

Rặng trúc thanh cao vươn thẳng lên ngàn.

Cây đứng nương cây mặc cơn bão táp.

Ô cải xoong cho suối thêm tươi mát

Sắn xanh nương trùm cỏ dại, lau hoang.

Lá ổi mỗi ngày thay cánh chè thơm.

May mạ xum xuê che mù mắt giặc.

Những hàng cây đầu tiên cho “Tổ quốc”

Từ nắm đất Bác mang về chăm bón gốc yêu thương.

III

Cháu gái nào mang bóng dáng quê hương?

Vương Thị Hú, leo đèo, lội suối.

Gói cơm ngô, ống canh gừng nóng hổi:

“Ông Ké à, đừng bỏ bữa rau măng!”

Những bữa nghèo san sẻ, kính dâng.

Nào đâu biết mình nuôi cách mạng!

Người gái Nùng quen khâu giầy, tìm bột báng.

Được Bác đặt tên mang sắc sen vàng.

Hòm thư cao lăn đá níu, víu dây sang

Ghét đế quốc nên không chờn con rắn

Nông Thị Bảy vượt ngục, bỏ nhà đi từ buổi sáng

Làm cháu già Thu, được học mỗi ngày.

Mang nặng thù chồng, lòng chị có hay

Được Bác luyện rên nối dòng Trưng nữ.

Và khi Hoàng Thị Nga bụng từng đỉnh rú

Leo giữa mây mù nhịn đói, tìm dân.

Chị đâu biết giữa muôn ngàn, gian khổ

Như cô gái Nga xưa

Nhớ Bác vững tinh thần.

Rồi những cô Hoa, cô Đào, từ Pắc-Pó

Giắt súng võ trang giải phóng từng miền

Đến em lái xúc quặng tìm vàng trên mỏ.

Cô chủ tịch vùng cao, chị chánh án toà trên.

Tất cả người gái Tày, Nùng đảm đang hậu tuyến

Còn nhớ ngày xưa không biết làm người.

Góc núi đầu nguồn cuộc đời sâu kiến.

Từ cụ Ké về, như hoa nở rừng tươi.

IV

Ngoài tiền phương, anh Giải phóng chưa nguôi

Mối thù bản năm nào trên địu mẹ

Vượt biên giới, tránh Tây càn, khóc ré

Không áo quần sưởi lá, ủ than tro.

Đầu lở, thân lem ra đón Bác Hồ.

Ai biết tấm lòng “Người” đau xót

Bàn tay già rửa từng mụn trốc

Đun từng thuyền nước nóng tắm yêu thương.

Giữa những ngày đói rét, tha phương.

Rau má nhai khô, đau hàng răng yếu.

Dân thương ông Ké, làm riêng bát cháo.

Bát cháo trứng thơm, lành. Bác nuốt sao trôi?

Tay nâng lên, nhường bà cụ tám mươi.

Công cuộc sống gần trăm tuất khổ

Ôi những giọt nước mắt già, nóng nhỏ.

Cho cháu con căm uất đuổi xâm lăng.

Bác Hồ ơi, đã mấy mươi năm.

Từ nắm đất Bác đem về dựng nước.

Rừng Pắc Pó uy nghiêm đài Các Mác

Suối Lê-nin trong vắt, xanh nguồn.

Con đã về đây, đi giữa lúa vàng thơm

Lòng nhớ Bác như nương đồng ơn nước.

Ôi, nếu được trở về ngày tháng trước.

Bác lại về như Bụt hiện giữa rừng cây.

Mùa cốm lên hương, vang đất nước nhịp chày.

Pắc Pó, tháng 9 năm 1969

Hà Nội, tháng 9 năm 1969


Cô gái Hải Châu

Biển tràn bãi cát giữa cơn trào

Sông Yên quanh làng xanh phi lao

Cô gái Hải Châu hay cánh gió

Tìm cô, ai hay tìm phương nao.

Phải đây ô nề đang đọng muối?

Hay dọc lòng mương tràn thúc lợi?

Giữa đồng lúa chín gió Lào khô?

Trên đỉnh Bộc Sơn vừa hái củi?

Con thuyền ai tải đạn qua sông?

Ghếch mũi nằm trong sú, nước dòng.

Nhớ buổi bập bênh tránh từng cột nước

Lửa lòe trước mặt, bom sau lưng.

Anh thương binh nào, máu ra đã ngất?

Trên vai trốn cô cũng nhanh chân

Anh có hay giọt nước mắt thương thầm?

Khi cô nghiêng mình che cho anh đạn giặc…

Ụ Pháo còn đây sạm đen bờ đất

Câu chuyện đang vui giữa đạn nổ giòn:

“Anh hẹn em về sau ngày thống nhất!”

Bỗng tiếng bom thù cắt dứt tiếng yêu thương.

Và khi máy bay Mỹ rơi trắng những cánh dù

Máng nổi mương chìm trắng thêm ruộng muối

Khoai tiếp lúa mùa, kê vàng gió ruổi

Cô thay người đi tiếp chiến trường xa.

Cô gái Hải Châu ơi, tôi biết

Ngày mai, ngày kia…. chuyện cô chưa hết

Khi nên dù còn lớn ánh sao hôm

Khi sông Yên còn cuộn sóng căm hờn.


Hải Châu, 1965

Dưới bóng ô-liu

Tôi đã nghe…

Tiếng vó ngựa của Scăng-đéc-béc còn vang từng mây ở Cơ-rui-da.

Vang trên thung lũng Ti-ra-na.

Vang trên ngọn rừng ô-liu lá bạc.

Vang trên những đồi nho bát ngát.

Tiếng vó ngựa đi đạp xác quân thù

Từ năm thế kỷ xa xưa

Trong lòng bạn tự hào biết mấy!

Người bạn An-ba-ni ơi!

Tôi đến đây

Gặp rất nhiều đài liệt sĩ

Gặp những bà mẹ gầy thương nhớ chồng con.

Gặp những em bé gái giống con tôi, xách giỏ đi chợ

Sỏi đá hãy còn

Đồi trọc chưa phủ xanh cây

Nhưng điện đã về tận rừng sâu hẻo lánh.

Ruộng không còn bờ

Nước đang leo núi.

Nhà năm tầng, bảy tầng

Mang cửa kính mặt trời sáng chói.

Cuộc sống bạn đang lên

Xe ủi đất bật tung núi đá

Rừng ô-liu. tiếp rừng nho xanh lá.

Những nhà máy tự động, tối tân.

Những đồng lầy xưa, nay ngập lúa mì vàng

Người phụ nữ đã rứt khăn chàng mạng

Đeo súng theo cách mạng.

Lưới búa chim giơ cao

Tự hào

Lao động như nam giới.

Những cụ già đi giày mới

Vui vì cỏ nước tự do

Đất nước tuy còn cảnh giác bóng thù

Cánh Đại bàng bay vút.

Việt Nam chúng tôi ở rất xa.

Nhung rất gần bạn hôm nay

Trong chiến hào từng trong nước trái vả.

Bạn gửi sang từng cốc ngọt đầy.

Cám ơn thân yêu

Dưới bóng ô-liu

Tôi đã nghe mối tình

Từ Scăng-đéc-béc

Chúng ta tay nắm chặt tay

Là quân thù phải chết!

An-ba-ni, những ngày tháng 5-1970

Đường về quê anh

Qua cầu, em tiến về quê

Một vùng cỏ lác, bốn bề thép gai.

Xe lên, xe xuống dặm dài

Đèo cao, dốc thẳm, suối khơi gập ghềnh.

Nắng chang chang, nắng mông mênh

Không vườn, không bóng một cành cây tươi

Nhà ai, vườn tược của ai

Chỉ đầy sắt thép cháy thui ngút ngàn

Hố bom rồi lại hố bom

Nóng trưa đổ loé mái tôn, dưới cờ.

Trên đường xe lại, xe đưa

Quân về rầm rập, người thưa bộ hành

Gà non vài chú theo chân

Dân về lác đác, khăn rằn vắt vai.

Quê anh hai bảy năm trời

Biết bao máu lửa cho người bâng khuâng!


Qua giới tuyến ngày 21-2-1973

Em lại ra đi

Em lại ra đi, dẫu phòng ta vừa ấm tiếng cười.

Mâm cơm nóng lần đầu về sum họp

Con thơ bé ngồi trong lòng ta, hạnh phúc

Em lại ra đi, hành lý đợi góc phòng.

Hỡi anh yêu từng thức những đêm ròng

Bên giường bệnh, chăm em từng giấc ngủ

Sức khoẻ vừa hồi, em lại lên đường lo nhiệm vụ

Tan buổi trực về, anh chăm lấy con thơ.

Bởi đời ta phải thực hiện ước mơ

Nhà Hạnh phúc mở cửa hồng trên đất mẹ.

Ta được vui sao khi nửa mình còn đau xé.

Em lại ra đi dẫu miền Bắc tiếng bom ngừng

Thương biết bao nhiêu cả tấm tình chồng.

Trong lặng lẽ đảm đang thay vợ!

Đường em đi sông núi dài thương nhớ!


Hà-tĩnh, tháng 3-1968

Ghi anh lính nguỵ đánh ở Nam Lào

Xe bọc thép và phi cơ lên thẳng

Hùng hổ đi muốn húc

Hùng hổ đi không húc nổi làn sương trắng

Như lưới trời vây kín nguỵ quân.

Ôi giải sương kết tinh từ hơi nước

Của triệu thông rừng từ đỉnh Na-cai

Của sóng Sê-băng biên bay nghi ngút

Đường chín mịt mùng không ánh dương soi…

Xe bọc thép đi… trái tim không bọc thép

Hỡi anh lính cộng-hoà đã bỏ quê-hương

Chiến đấu vì ai; đường anh đi mù mịt

Có những gì? sau bức màn sương.

Xe anh đi… đem đau thương chết chóc

Từ những bản Lào tới những người dân.

Nhưng cũng đến cho anh (cảnh chia lìa tang tóc)

Sau bức sương mù là lưới lửa quân dân.

Cái chết đang chờ anh… từ dặm đường thứ nhất

Cái chết đến rồi: sấm sét Trường sơn…

Hỡi anh lính cộng hoà, máu xương và nước mắt

Anh chết cho ai? trong bão lửa căm hờn…


Chiến dịch “Đường 9”.

Gửi em nơi tiền tuyến

Chị trở lại căn phòng xưa yêu dấu.

Quét bụi ngập đầy sàn, kê lại chiếc bàn con.

Cửa sổ hôm nay trời mới xanh hơn

Mảng tường vỡ, vẫn đầy mướp vàng nắng nở

Vần thơ đầu tiên gửi em nơi tuyến lửa.

Hà Nội hôm nay chớm lạnh đầu mùa

Những hoa cúc, Tây Hồ, đem vào màu trắng mát

Những nải chuối tiêu chín lừng trứng cuốc

Những lồ cam từ khu Bốn, vàng tươi.

Những trái hồng mọng đỏ niềm vui.

Mâm cơm nhà ai? Có mùi dưa chua nấu cá?

Có rau riếp, hành hoa, răm, mùi thái nhỏ.

Ôi! Mâm cơm nóng sốt gia-đình!

Em từng ước mơ giữa bước trường chinh.

Ta chưa được vui sum họp

Vì giặc Mỹ vẫn còn trên nửa nước

Chị nhớ em như nhớ Miền Nam

(Như bao nhiêu tấm lòng yêu thương).

Những đồng lúa hậu phương vừa chín gấp

Những nhà máy, công trường tới tấp.

Những đàn cá chờ bơi lên hồ mới, đỉnh rừng

Những con đường đang vươn thẳng không ngừng

Chiếc ba-lô vẫn màu xanh lá biếc

Cửa phòng ta tạm khép

Chị lại ra di

Để cùng em chiến đấu “Ngày về”.


Thu 1968

Kỷ niệm ngày Mỹ ngừng bắn phá miền Bắc VIệt Nam.

Hai nhăm năm

Gần năm mươi năm, tôi vẫn tuổi hai nhăm.

Bởi chỉ mới hai nhăm năm là tôi được sống.

Có nước mà yêu: núi cao, biển rộng.

Có Đảng, Bác Hồ chỉ lối đi lên

Ôi! cái ngày ta được em chính quyền

Bụng đói lả, mà cuộc đời no hạnh phúc.

Anh yêu ơi! khi đọc trang thơ em nóng rực

Có lửa căm thù, có tiếng tình yêu.

Hai nhăm năm, không phải giấc .

Ta dựng lại đời ta, trên hai lần giặc phá.

Nhà Hạnh-phúc vẫn khói cơm thơm toả.

Con gái ta lại cắp sách tới trường xưa.

Những dòng sông, cầu lại nối đôi bờ.

Xe rầm rập ngày đêm vận chuyển vui

Dồn sức của, sức người ra trên tuyến

Trận cuối cùng, ta biết sức riêng ta.

Tôi muốn nói cùng các bạn bè xa

Từ người con gái anh hùng Xô-viết.

Trên giường bệnh ôm trái tim da diết

Bút giấy bên mình, lo viết cho Việt-nam

Đến người con trắng giải băng tang.

Thương nhớ Bác từ phương trời Thuỵ điền

Hắn hôm nay các chị càng xao xuyến.

Với những lời vẫn trang sách sáng ngời.

Đã góp phần chiến thắng cho quê tôi.

Hai nhăm năm Bác kính yêu ơi!

Nói sao hết lời chúng con ơn nhớ Bác.

Hôm nay bao bốt đèn đổ sập

Bao quân thù ngã gục ở miền Nam.

Những đứa con tuổi chẵn hai nhăm

Càng lớn mạnh với sức vươn cường tráng

Ở nơi xa, hẳn Bác vui, vì chúng con đang chiến thắng.


Hà Nội – Thái Bình

Hàng cây Bác Hồ

I

Những hàng cây chạy suốt xóm thôn

Những hàng cây dọc đường quốc lộ.

Những hàng cây đi biếc dòng mương

Những hàng cây xanh đồi, rợp chợ.

Bạch dàn lá liễu, phi lao thanh thanh…

Xà cừ lên thẳng, xoan nhãn vươn cành.

Những hàng cây từ vườn ươm phụ lão.

Theo lệnh Bác Hồ, trải khắp quê xanh.

Tôi đã nghe cây hát giữa chiều.

Rặng xoan đào rắc tim hoa yêu

-Em sẽ nâng mái nhà ai hạnh phúc.

Tiếng xà cừ đêm đêm mơ ước:

– Về dỡ hầm lò nghe sóng nỗi than đen.

Tiếng bạch đàn nhớ mãi đáng con thuyền

– Trương Chi xưa ca bài ca nước mắt.

Thuyền nay sẽ ra khơi bát ngát.

Giữa biền trời, tình yêu .

Phi lao reo. vạt áo mỏng hơn tơ.

Gió tung quẩn quanh mình người đẹp.

Và trang giấy ngời vần thơ, điệu hát.

Ôi ước mơ hàng cây đang lên xanh.

II

Bỗng chiều nay nước dò mông mênh…

Cây đứng giữ con đường hợp tác.

Muôn trùng sóng cuốn băng làng mạc

Cây vặn mình ôm trọn vòng dê.

Giữa trắng băng cây đứng chỉ lồi về.

Cành vươn đỡ ba-lô, túi, bị

Cành đón bu gà, cành treo nôi trẻ.

Mặt trời tà, người ngoi ngóp ôm cây.

Xem thêm:  Những bài thơ ngắn hay tháng 1 mới nhất

Cành ghép nâng cuộc sống đợi ngày.

Cành sưởi ấm lán, lều gió trăng.

Cây giữ thừng trâu, cây ôm rọ lợn.

Cây đón thuyền về dưa gạo muối vào dần.

Những bạch đàn gẫy hết thân cành.

Những phi lao không còn nửa ngọn.

Những xà cừ, những xoan dào tạt sóng.

Vẫn như người lính đứng hiên ngang.

Ôi! tình Bác yêu thương vẫn trùm bóng xóm làng!

Và ước mơ xưa cây dang vượt sóng!




Kỷ niệm trận lụi 1969 tại Hà Bắc

Mái tóc mẹ bay

Tặng mẹ bị bom Mỹ sát hại, chỉ còn

một mái tóc trắng bay lên mái nhà

Khói bom tan rạng ánh ngày

Nóc không treo mái tóc bay, mẹ già.

Đất nhào tung cả thịt da

Mẹ ơi cuộc sống đã hòa nước non!

Nhớ sao những buổi chiều sương

Phơ phơ mái tóc trên đường trồng cây

Qua vườn trẻ tiếng hát bay

Mẹ vui tóc sáng giữa bày cháu thơm

Tiễn đàn con tới chiến trường

Đêm đêm tóc mẹ ốm trường, đảm đang.

Nhớ đêm cây lúa thẳng hàng

Ánh trăng nghiêng mái tóc gương giữa đồng.

Mẹ là mẹ cả xóm thôn

Mái dầu càng bạc, yêu thương càng giàu.

Giờ dây nắng chói tàu cau

Tóc vương bay trắng cả bầu không gian.

Lửa thù bốc rực căm hờn

Bay bay tóc mẹ sáng đường quân đi.


Gia Lâm, những ngày tháng 12-72

Một vòng tay

Xe đưa chủ tịch vượt cầu

Chiếc cầu giặc vừa phá hoại.

Một bóng người đang bò ngược lại

Vụt đứng nghiêm – Báo cáo cầu cong…

Một phút lặng im, tay chủ tịch ôm vòng

Người chiến sĩ áo còn lấy máu, đất

Hơi bom giặc đánh anh vừa ngát.

Tỉnh ra lửa cháy ngang sông.

Một phút lặng im, tay chữ tịch ôm vòng

Giữa khói lửa, anh công an lặng lặng

Nghẹn nước mãi mà lòng vui vô hạn

Anh đã được về tình mẹ thương yêu.

Cuộc đóng trên cầu, trưa nắng lửa nhiêu.

Mùa mưa, rét mình, đêm vắng vẻ.

Anh vẫn đứng trên cầu bảo vệ

Cho đôi bờ hoa nhịp ngược, xuôi.

Ngày tết hương qua, ngày lễ hoa cưới

Anh đứng đó, nhìn người đi lại.

Có những đôi kém nhau xe cưới.

Có những tác hiền âu yếm tiễn con.

Xe quân đi tiền tuyến dập dồn.

Xe rau đến nội thành tươi mát

Xe cán bộ, công nhân tấp nập.

Xe lãnh tụ qua cầu, tay vẫy yêu thương.

Giặc đến, hôm nay hùng hổ trút bom

Phả cuộc sống qua cầu dứt đoạn.

Chúng muốn giết cả anh.

Nhưng chúng đâu ngờ vượt lầm bữa đạn

Bên tay Đảng đến nâng niu.

Giữa nhịp cầu cong giữa khói lửa reo

Anh vụt thấy người dang lớn bồng.

Giơ thổi rộng, dưới chân ào sóng

Cầu lại nói đôi bờ, anh vẫn vững đầu sông…

Gia Lâm, 15-5-1972

Mùa xuân màu xanh

Tặng 37 cô gái xã N.

Khi tiếng pháo gầm dựng sóng lộn mây cao

Khói trắng mênh mông bọc kín thân tầu giặc.

Làng xóm hò reo, mẹ già rơi nước mắt

– Con gái ơi! Con đã trả thù làng!

Lều chỉ huy có Đảng yêu thương

Cô gái chắc tay trận đầu vượt sức.

Nòng pháo lớn không cân tầm vóc.

Tai bị ù vì tiếng nổ chưa quen.

Trước mắt cô cát cháy cây đen

Làng xóm đã vào sâu lòng đất.

Biết mấy khăn tang tuy không hẳn mái tóc

Nhưng đã hằn sâu tận chí căm thù.

Tàu địch cháy rồi! Trời biển lại về ta.

Cái buổi tung buồm lên biển rộng:

Niềm vui lớn reo từng con sóng.

Cá lại về hợp tác trắng sân phơi!

Vị ruốc đậm đà ngọt bát cơm khoai.

Lang, sẵn vươn xanh trong tầm bảo vệ.

Ôi! Mùa xuân màu xanh về dưới tay cô gái trẻ!

Xã N. 29-1-1968

Ngày hội bắn

Sông Lô. cả đêm qua thức những mái chèo

Sông nước năm xưa từng nhuộm hồng máu giặc

Nay trải tấm gương dài in bao màu sắc

Những thắt lưng vàng, váy gấm, yếm thêu.

Hội bắn mở giữa ngày đánh Mỹ

Có tay săn con gấu, con chồn

Tay phát nương ngô, tay tra lúa rẩy

Và tay dịu dàng mắc võng, đầy nôi con.

Bảy tỉnh về đây, hội thi bắn giỏi

Tấm khăn Piêu rực rỡ xa trường

Ôi cô Thái khi ngắm mục tiêu thù nắng dọi

Lá rụng sẽ không nhiều bằng mảnh máy bay tan.

Anh huấn luyện viên Nùng, trên bệ bắn

Góp ý đường đi cho đạn trúng vòng mười.

Người vợ bồng con, nâng cây súng đảm thang

Mỹ ơi, mày phải thua rồi.

Súng ngân, súng dài, năm, quì, đứng ban.

Cô gái Mường ở tận Cháu-mai

Anh Cao-lan đỉnh núi Là. mây trâng.

Đạn thi đua giòn, chói cả ánh trời.

Ngày hội bạn cũng ngày vui dân tộc

Sông sông Lô hòa làn sóng sông Do.

Giặc Mỹ đến đây núi cao càng có móc

Sau tiếng súng giòn, là tiếng chim ca.

Tuyên Quang, tháng 6-1967

Ngày sinh Bác

Con suối hôm nay ngoan ngoãn rẽ dòng

Nhớ lũ đêm nào, ới tấp mưa dông

Một chủ tch ba đêm không ngủ

Tiếng loa lên thôi thúc giữa mùa rừng

Một tia nắng cũng tươi vầng trán trẻ

Anh kỹ sư bên đồng chí chuyên gia

Bước lặn lội đón từng tia nắng loé

Ngày thi công náo nức cả trăm nhà.

Những bờ suối dài người dãi cát

Những đường goòng đá về dồn dập

Những xe quăng móoc nặng lên đèo.

Từ Hữu nghị quan, mang sắt thép về theo.

Ai tính ngược xuôi muôn vàn cây số?

Gió cấp mấy dồn no cánh buồm căng?

Điện tỉnh uỷ gọi qua bom đạn nổ

Từ bến cảng về nghìn tấn xi măng.

Hỡi những cô thợ chính xây nền!

Tay chị ân cần nâng đỡ tay em!

Hỡi anh công nhân mìn buông phá đá?

Đá sụt non cao hàng mấy quả?

Vợ rủ chồng trèo đỉnh mây cao

Cơm sắn ngang lưng, tay rìu đẵn gỗ

Rộn rã xe trâu ba cây một hộ

Chín mươi ngày bằng cả mấy năm qua.

Năm trạm máy bơm nước vòng đỉnh núi

Nghĩ: mùa về vàng ngợp thung khô.

Ông cụ Nùng chồng gậy xem không mỏi

Lòng reo vui muông nước tràn bờ.

Ngày sinh Bác. Cùng ngày sinh no ầm

Cũng ngày vui, đài hát lẫn chim ngàn

Ánh thuỷ điện chạy dài thôn bản

Sáng hình người, dối cả máy bay tan.

Lạng Sơn, 15-1963

Ngõ chợ Khâm Thiên

Hàng hoa ngồi sát hàng rau

Chợ vào vôi vữa quét sâu lối ngoài.

Óng đen lại guốc sơn mài

Ni-lông vàng tím treo dài cửa nghiêng

Biển căm thù, cắm bốn bên.

Những vành khăn trắng thoáng lên bóng mành

Tay người xếp gạch chia ngăn.

Cửa không lại ghép, bếp làn lại khơi.

Vài con lợn đất, bom vùi.

Lại nắm trên mẹt hồng phơi cửa ngoài.

Xe vào ai đứng bên ai

Gạo thơm từ đất, ruộng ngoài thành, thơm

Tay ai muối cải dưa giòn.

Thúng cam bán tết đỏ son mặt hàng.

Chật đường xẻ ủi hố bom

Chợ ta hợp với yêu thương ngõ dài.

30-12-1972

Người chiến sĩ

Có gan mới làm Giám đốc

Luôn luôn hàng triệu nợ, quanh đời

Anh cười, tay chỉ lên đồ bản

Khu vực trồng chè, khu chăn nuôi!

Khí hậu bình quân hai tám độ

Bảy mươi phần trăm mưa hàng năm

Tháng mười đến tháng ba, khô hạn.

Sương muối ba ngày trời tối tăm.

Toàn đất đá vôi trên diệp thạch

Đào hồ, nước hút, biến đi đâu?

Bỗng nhiên nước lại phun chan chứa.

Lũ lụt băng qua cuốn cả đèo!

Mười lăm năm mới hiểu được thiên nhiên.

Hội nghị “sương mù” họp sáng đêm.

Quyết nghị đốn chè sau trận muối.

Búp chè không sợ bị thút đen!

Nhớ buổi đầu tiên rời khẩu súng

Quân về tiến thằng tới đồi tranh.

Tiều đoàn trưởng, trước phăng dao phát

Mở lối quân đi chặt lá cành.

Một tuần mới tới Bản Hoa, xưa.

(Xe chạy hôm nay có một giờ.)

Đói nghỉ ăn, đêm cùng dựa ngủ.

Nào sên, nào vắt, nào sương mù!

Sáng họp chào cờ, người rét cứng.

Dựa nhau hơi ấm lại vùng lên.

Tay dao tay cuốc thay tay súng…

Dần dần nương lúa vượt tranh lên.

Rồi rau, rồi lạc, rồi ngô,đỗ,

Mưa trắng rừng, không tia nắng soi

Xe chuyển thẳng về Hà Nội đỗ

Ba đình mượn tạm góc sân phơi.

Anh cười thế đó?… Nông trường tôi

Ấu trĩ qua, nay ổn định rồi

Núi trồng chè, thảo nguyên cấy cỏ

Đón cừu, bò sữa lên, chăn nuôi.

Đón cả vợ con yêu tổ ấm

Quê hương sống chết Mộc Châu rồi!

Sum vầy Nam Bắc cùng xây dựng

Đoàn kết hai vùng cả ngược xuôi!

Khi thằng Mỹ tới, gay go đấy!

Chè đến thời xanh, búp nảy nhiều.

Cỏ biếc nông trường, Cừu trắng bãi.

Ngụy trang? Sơ tán? họp… xôn xao.

Hầm dào khắp gốc chè, chân núi.

Hào chạy quanh vòng qua thảo nguyên.

Báo động bò, cừu vào lũng, suối

Sao chè bếp lửa sáng hang đêm.

Người ra tiền tuyến, người thay thế…

Tay hái chè, tay bắn máy bay

Bò đẻ giữa mùa bom đạn dội

Lông Cừu cắt dưới ánh dù vây.

Đến nay thắng lợi dồn năng suất.

Đỗ tương bảy tấn, vàng sân phơi.

Gian kỹ càng nhiều theo bước tiến.

Mười lăm năm nữa… Mười năm thôi!

Anh dừng, đôi mắt xa… suy nghĩ

(Đôi mắt bao đêm thiếu ngủ rồi)

Tay chỉ một vùng sương khói phủ…

Mười lăm năm nữa, mười năm thôi!

Đón khách có nhà gương đỉnh núi

Quay tròn, xem một cuốn phim quay.

Kia tầng thuỷ điện, đây nhà máy

Lầu đẹp công nhân bóng nước đầy.

Đường thênh thang rộng, người chen hoa.

(Bỏ hết thủ công, cơ giới mà)

Khách cứ ung dung ngồi ngắm cảnh.

Có cô phục vụ rẽ mây qua!

Ôi người chiến sĩ! Tôi nhìn anh!

Tóc bạc âm thầm lẫn tóc xanh

Giữa vùng đất nước mù sương giá

Mơ ước theo anh sáng đỉnh ngàn!

Mộc Châu 12-7-73

Hà Nội 10-7-73


Vòng xe tỉnh uỷ

Tặng đ/c Đức và các đồng chí

Tỉnh uỷ Lạng Sơn

Cuộc họp vừa xong, xe tỉnh ủy

Chia nhau tới tấp về địa phương

Lúa chiêm teo, quắt dầm sương muối

Mưa đã cày sâu những chặng đường

Ôi! cài gió mùa đông bắc rét.

Kéo dài dằng đặc cả đông xuân.

Tầng tầng đồi trọc không ngăn gió

Tiếng rít hung hăng tựa hổ gầm.

Ai biết nỗi lo, lòng tỉnh ủy:

Lúa chiêm chết rét thay lúa xuân.

Đêm đêm hỏa tốc về tin điện

Mạ đến kỳ gieo thẳng, vững chân.

Hôm nay nắng hửng, rừng xanh phớt

Xe một vòng lên dốc cuốn mây.

Đá, cát công trường đâu cũng rộn.

Nước chờ về ruộng, núi chờ cây.

Giấy ký trên xe từng nhật lệnh:

Xi măng cho đập, phân trồng rừng

Mở thêm đường mới vào thôn bản

Thả cá lên hồ cao mênh mông.

Ai biết nói vui lòng tỉnh ủy:

– Năm nay sinh nhật Bác Hồ ta

Cùng ngày thủy điện dòng cao thế

Ánh sáng bừng lên khắp mọi nhà.

Qua khoảng ruộng khuya ôn cuộc họp

Đêm thầm, quyết nghị máy bay rơi.

Nhìn con mương đá bò ven núi

Yêu những bàn tay gái xẻ đồi.

Còn dãy đá vôi từng hút nước

Cả vùng ruộng bạn, lúa nhường ngô

Còn cơn gió bấc băng đồi trọc.

Lẫn tiếng phi cơ rú lượn lờ.

Gian khổ còn nhiều, còn chiến đấu!

Đá kia rồi sẽ có lò tôi.

Gió dù tác quái trước

Có những cây lên chắn cả trời.

Tỉnh ủy hay anh là tạo hóa?

Đổi thay cuộc sống, ươm màu xanh.

Tôi nghe sông núi lại ca ngợi

Vì anh là Đảng của nhân dân.

Lạng Sơn, màu xuân 1968

Người nữ quân y chiến khu

Một đôi dậu, một chiếc thuổng con.

Bà Páo đi, giữa đoàn quân Giải phóng

Váy áo chàm bay theo tóc trắng

Từ đỉnh Khâu Nhi, xuống núi Nà Lừa.

Bàn tay già hái lá sớm trưa.

Đêm quân ngủ còn nghe chày giã thuốc.

– Ba ơi, tối qua con lại sốt!

Muỗi rừng làm rét từng cơn.

– Bắn Nhật ve, tay cháu dứt gân.

– Chân con trẹo vì chiều nay vượt núi.

Mái nhà sàn tiếng cười sôi nổi.

Người nữ quân y móm mém nhai trầu

– Miếng lá này dịt chỗ tay đau.

– Phát thuốc này dưới con muỗi ác.

Anh em tặng bà cá, thịt

Bà biếu lại dân

mắt ước mơ cười:

– Bà chỉ thèm cái ốc suối thôi

Bảo cháu dâu kiếm cho miếng ốc!

Bỗng một hôm núi, rừng xao xác

Dòng chí già trên lán không ra.

– Cái đồng chí già ốm chẳng nói qua!

Bà Páo lầm rầm gọi người lên núi.

Trong lán chỉ huy, trận sốt đang dữ dội

Quân cán vây quanh, nước mắt dầm dề.

Đồng chí già đang cố chống cơn mê.

Ôi bất hạnh nếu người trăng trối.

Từ đỉnh núi Hồng về, bàn tay vội vội…

Bà Páo gọi người vần gã bên khe.

Bắc nước đun sôi, nồi lá hái về.

Đưa đồng chí già xông tắm.

Ôi đồng chí già đi nhiều mưa nắng!

Phải làm cho đổ mồ hôi.

Không bệnh kết ông phù thũng, chết người.

Tiếc con người Cách mạng!

Xem thêm:  Bài thơ Lẽ Sống (Ngạo Nhiên) : Mỉm cười ta sống…chớ sầu bi

Khởi nghĩa về, bà Páo đi ngựa trắng.

Trở lại Khâu Nhi. Lên núi Nà lừa.

(Đồng chí già xông thuốc năm xưa

Giờ làm to đấy)!

Nhưng vẫn nghèo, vẫn gày ốm vậy!

Chỉ có cha ta cơm bữa, ngày ngày.

Đoàn thể cho ta ngựa cưỡi hôm nay.

Nhưng thật khổ đây!

Bác trai trách ta đi mãi!

Bảo ta già, bỏ núi thuốc trong quê.

Nhưng sao đồng chí già kia đi mãi cũng không về?

Bà Páo chào dân làng xuống núi

Ngựa trắng tung bờm, áo chàm phất phới.

Tân Trào, 11-1969

Nỗi nhớ chúng con manh xanh theo thời gian

Mang nỗi đau vắng Bác, một năm ròng

Con đã đi cùng khắp núi sông.

Từ những con đường đầu tiên đón Bác.

Gai cỏ còn ôm vết đi chưa nhạt.

Một buổi chiều biên giới rưng rưng…

Nhìn dãy núi cao, lên khắp đỉnh rừng.

Con nhớ đến những đồng bào Pắc-Pó

Bỏ bản năm nào, một đêm mưa gió

Lưng cõng mẹ già, vai súng, vai con

Để đến bây giờ-điện sáng đầu non.

Rồi đến bản hái hoa người dân áo rách

Hoa thịt nổi tròn như thêu như khắc

Siêu thuốc năm xưa, chữa bệnh Bác vẫn còn

Tấm phản Bác nằm, giờ ấm mái nhà son.

Con lại lên đỉnh đèo Pi-a-oóc

Nơi hai đội giải-phóng quân Nam, Bắc.

Gặp nhau giữa sương tuyết năm nào.

Giờ là cả một nông trường xanh thắm mùa rau.

Con tới cả cây đa Tân Trào năm trước

Cây đã thành rừng xum xuê bao gốc

Từ đinh Khau Nưa, lên núi Nà Lừa.

Lán Bác không còn, những cột đứng đơm hoa

Đập nước dâng cao, chìm rừng phách đỏ.

Ôi những lòng hồ thương nhớ

Những mương mang tình Bác tưới đồng khô.

Những đồi cây sóng lại tự bao giờ

Bác Hồ ơi, mới một năm vắng Bác.

Thái Bình đã vật nhau với đất

Gặt lúa hàng muối tấn vàng kho

Hợp tác xã Nam Cường lẫn biển năm xưa

Nơi đón Bác, đất còn mặn muối

Giờ đã thành đường dừa, bờ cam, bụi chuối.

Nỗi nhớ chúng con mang xanh theo thời gian!…

Hà Nội, đầu tháng 9 năm 1970

Ở vườn thực vật Clouj tôi muốn nói…

Tôi đến Clouj

Những ngọn đồi bao quanh thành phố

Những nhà thờ cò

Tháp chuông nhọn hoắt trời xanh.

Từng từng cửa nắng long lanh…

Những mắt người xinh gặp gỡ.

Tất cả… và tất cả…:

Đều làm tôi yêu mến thân tình.

Nhưng làm cho lòng tôi xao xuyến.

bâng khuâng…

Trong nhà kính, rèm xanh mát rượi.

Tôi đến đây, lại gặp những cỏ hoa miền nhiệt đới:

Khóm chuối la đà, bên gốc cọ, lá tròn xoe.

Hoa súng tím hồng, dưới những bóng tre.

Cả những lẵng phong lan lá rủ.

Cám ơn bàn tay ai nâng niu, gìn giữ.

Sự sống tươi hồng từ đất nước tôi xa.

Tàu chuối kia, hẳn các bạn không ngờ

Từng đã nguỵ trang ụ pháo.

Và lá cọ che giao thông hào chiến dấu.

Hoa súng này, cô gái dân quân

Đã tặng thương binh với cả trái tim mình.

Tôi muốn nôi với những cặp tình nhân tha thiết

Những nghệ sĩ dâng cả cuộc đời cho cái đẹp.

Những mẹ già dắt cháu tung tăng:

Các bạn đang đi trong bóng mát hoà bình.

Hẳn các bạn phải căm thù lũ giặc.

Nếu chúng đến đây làm cỏ hoa tan nát!

Các bạn ơi, giặc Mỹ đem bom hoá học, lân-tinh

Hoa cỏ trước tôi tuy có hy sinh

Nhưng chúng không giết được sắc hồng.

xanh thắm.

Và khóm chuối, bóng tre, vẫn đến đây với cả

màu tươi hoa súng.

Clouj, 20-4-1970

Phòng hạnh phúc

hân mến tặng vợ đồng chí Quân.

Chị đi từ nơi công tác

Với chiếc khăn sô thắt trắng ngang đầu

Bọn Mỹ mới giết anh

Bao nhiêu đêm thâm quầng đôi mắt

Phải tìm đến nơi chồng

Nơi còn lại nỗi đau!

Nhưng anh vẫn đứng kia, giữa hoang tàn đổ nát

Cùng với nhân dân dân nổi chiến hào

– Giải khăn sô chị để tang chiến sĩ

Góc hầm này, phòng hạnh phúc, vui sao!

Tay đồng chí thân yêu xếp đặt

Nửa trái bom bi, thơm mát hoa nhài

Có tranh bé má tròn cắt trong họa báo

Có chè ngon, và cá hộp, rau tươi.

Anh chưa kịp ngồi đôi với chị

Chưa kịp đưa tay đón bát cơm mời

Ngoài cửa hầm đã rung lên bom Mỹ

Anh vội vàng ra, ban đón giặc trời!

Còn mình chị, nhìn gian phòng hạnh phúc

Nửa trái hom bi, thơm mát hoa nhài.

Em bé cười trên vách hầm béo núc

– Giữa đạn bom này, đâu riêng nở mình vui?

Rồi khi dứt tiếng bom, khi bắn ngã giặc trời

Anh quay lại căn phòng hạnh phúc

Thư chị viết còn tươi nét mực:

!”Được gặp anh rồi, em có trọn niềm vui”

Xin cám ơn bạn bè, đồng chí

Phòng hạnh phúc chưa dành riêng chiến sĩ

Em cũng còn nhiệm vụ nơi xa

Chúc các anh vui, khỏe ở nhà!

Bạn bè đến chật hầm, ngồi nghe thư chị

Và đêm ấy, tiếng súng giòn diệt Mỹ.

Từ căn phòng hạnh phúc vang lên.

Lẫn tiếng cười, tiếng của cả yêu tin.

Hải Phòng những ngày tháng 4-1972

Phòng vắng

Tặng anh yêu

Bụi phủ đầy sàn gỗ

Phong lan rũ lá dài

Nắng phai rèm cửa sổ

Còn phàng phát tay ai.

Màn vắt vội, trên giường

Vẫn hàng ba chiếc gối

Ba mái đầu yêu thương

Đêm hòa bình rời rợi

Đâu rồi tiếng con reo?

Giang làn mây, lục quả

Đâu rồi mắt anh yêu?

-“Em đi nhiều vất vả.

Ôi! căn phòng mênh mông!

– Như lòng ta trống trải

Ôi! căn phòng lạnh lùng

Có mình ta trở lại!

Bếp dầu nhóm góc phòng

Tay quét sàn, rũ thảm

Một nồi thức ăn chung

Chia đều nơi sơ tán.

Con thích tôm to nhất

Chồng ưa đậu rán này

Phóng vắng mà không vắng

Tình yêu vẫn từ đây!

Hà Nội, 20-11-1967

Sao thu về quá vội vàng

Em về anh lại bay đi

Nhớ nhau cả một mùa hè, nắng khơi

Sáng nay, gió gọi cửa ngoài

Se se lá mướp hoa cài ánh sương

Chân trời mây trắng ngổn ngang

Mắt ai, mây có ngợp đường ?

Đường anh, em đã từng qua

Bên dòng Đa-nuýp. nhìn hoa nhớ người

Mùa thu bên ấy, tuyết rơi

Mùa thu Hà Nội liễu phơi tơ vàng.

Nhớ nhau lại một mùa sang

Sao thu vì quá vội vàng thu ơi?

Hà Nội, 22-9-1970

Tiếng đất

Có ai nghe tiếng đất âm thầm?

Đã một trăm năm từ ngày mất nước

Giữa đồi sỏi sim mua thưa thớt

Giữa bụi, bờ xao xác tre gai

Giữa cánh đồng chó chạy hở đuôi

Cấy đứng, gặt ngồi đất không lấm cẳng

Có ai nghe tiếng than miền đất trắng?

Từ năm mươi vạn năm xưa

Đất ta sinh từ lòng đá

Qua những ngày băng giá

Nắng bốc băng tan, mưa đổ sói mòn

Mặt trời nung đá vụn đầu nguồn.

Nước cuộn đến hòa thêm dinh dưỡng.

Ta theo dòng sông Cầu chảy xuống

Thành phù sa bồi đắp ruộng đồng

Thêm những tay người vun xới ươm trồng.

Trăm năm trước đất nằm xanh bóng mát.

Cây đứng đầy ôm, ruộng đồng tươi ngát

Trăm năm sau đã là đất bạc màu

Ôi! ai biết nỗi thầm đau?

Khi ruộng đất vào tay giặc cướp

Những người nông dân đói khát.

Cúi mình trên thửa ruộng độc canh.

Hai vụ chiêm, mùa nước sũng bàn chân

Đất dầm, cơm nắng

Bờ cao, thấp… bàn tay vào ngăn chặn?

Nước rửa trôi màu mỡ dần mòn

Lúa gặt về đầy một nhà rơm.

Hạt thóc nhẹ tênh như bụng ngụm gầy, lép

Rồi sưu, thuế, tức, lô cho cả bầy ăn hiếp

Người bỏ lên rừng phát rẫy làm nương

Mặc cho nước lũ lối mòn

Đồi lại đồi năm trơ sỏi cát.

Kể sao hết cuộc đời xơ xác

Những bà già dũi tép khắp đồng chiêm

Những chão thừng vặn cả cột xoan nghiêng.

Những cô gái tha phương cây mướn.

Đời phụ nữ như cá rô khô dưới ruộng

Rạ ngắn lợp nhà chả kín kèo tre.

Ai có nghe tiếng than miền đất bạc?

Đất phụ người? hay người phụ đất?

Những buổi chiều mờ xám sương dông

Mưa miên man gió hú khắp đồng

Từng đoàn rách rưới

Bị nát đeo vai gánh con lủi thủi.

Đất chẳng nuôi người, người đành bỏ đất ra đi

Ai có nghe…

nghẹn ngào tiếng đất!

Tiếng gọi đồng hương

Có ai Nam Hà? Ai Thanh Hoá?

Có ai Hà Bắc-Lạng Sơn?

Hà Nội, Vĩnh Phú có đây không?

Tiếng náo nức từ Trường Sơn vang vọng

Từ giữa phá trăm cánh buồm mở rộng.

Từ đêm giao thừa xe ngược, xe xuôi

Cả hậu tuyến ra đi

Tiếng gọi bồi hồi…

Hà Nội dâu?

Đâu Thái Nguyên?

Đâu Hà Bắc?

Đường gặp gỡ dù phút giây ngắn nhất

Ta dốc ba-lô như dốc nỗi vui mừng

Nhát dao anh cắt nửa bánh chưng

Bó hoa em lưng đèo hái vội

Phấn khởi chào nhau

Tiếng cười

Tiếng nói

Có cái gì ấm áp thương yêu

Nâng bước ta đi sung sướng, tự hào

Thanh Hoá đâu?

Nam Hà đâu?

Đâu Hà Bắc?

Đêm xuất kích gọi nhau chưa tỏ mặt.

Ôi! cái nghĩa đồng hương đã đủ nhất

Cùng một dòng sông, dãy núi cùng quê

Cùng một con đường làng xóm tiễn ta đi

Cũng một cánh đồng người yêu vào hội cấy

Cũng nghe xa tiếng còi nhà máy

Cùng biền, cùng trời ăn cá nục cá cơm

Cùng điệu chèo quan họ, xầm xoan

Hò sông Mã cùng dài đêm nước chảy…

Trước mắt ta dù bom rơi lửa cháy

Bạn đồng hương dù chưa rõ tên nhau

Chưa kịp tâm tình lấy một đôi câu

Nhưng ta hiểu cùng tiến lên phía trước

Phải cùng hắn quân thủ ngã gục

Cùng trả thù cho cả xóm làng ta

Cùng giữ quê hương, giữ lấy nước nhà.

Hà Tây đâu? Hải Phòng đâu? Đâu Việt Bắc?

Đâu Tuyên Quang?

Đâu Cao Bằng?

Đâu Hà Bắc?

Ôi! Tổ quốc là tất cả đồng hương

Giữa chiến hào

Rộn rã tiếng yêu thương.

Xuân 1968

Tiếng hát ai chè

Tặng những nàng dâu Nam Bộ

Tôi đứng ngắm nương đồi thoai thoải

Xanh xanh, tít tắp màu xanh trải.

Những búp tơ non óng mượt mà

Những búp chè xuân chát ngọt, thơm hoa.

Tiếng hát đã lên nương, nhịp nhàng ngân vút

Bàn tay ai đang nảy phím dương cầm.

Không, những bàn tay nhanh nhanh bắt búp

Hay bắt về anh biếc của mùa xuân.

Những bàn tay của người vợ đảm.

Tiễn chồng đi, mùa lại đốn chè

Từng buổi mưa sương, từng đêm giá lạnh.

Nhớ thương đồn lưỡi phảng loáng sao khuya

Ơi những người chồng! mồ hôi anh đã đổ

Tưới gốc chè này, cho đất Bắc thêm xanh.

Ai hiểu tình ai: trái tim chia nửa

Ở hậu phương này, em tiếp tay anh.

Gian khổ có, nhưng sao bằng trong ấy.

Ta gắng thi đua mình lại nhủ mình.

Khi tầm bom đã bao trùm nương rẫy

Búp chè xuân dù sém

Phải lên xanh!

Tiếng hát, tay đây tiếng tâm hồn?

Không, chỉ có tiếng hái chè dào dạt:

Tôi nhìn những lẵng xanh ngan ngát

Thoăn thoát theo người, xuống núi, lên nương.

Nông trường Cửu Long

Đầu xuân 1968


Thơ! Thơ!

Chân tay cứng dần, ngồi đứng khó khăn

Nhưng không bao giờ anh rên một tiếng

Có chiều em bận bịu nấu ăn

Anh lẩm bẩm nói riêng trong miệng:

– “Bệnh tật mãi thế này, thà chết quách cho yên!

Chỉ thương vợ một mình cô quạnh!”

Em vội chạy ra: “Sao anh nghĩ quẩn?

Đau ốm chữa dần, không được chết nghe anh!”

Anh gượng cười, tựa ghế lặng thinh

Em thoáng lo nhưng vẫn tin anh sống

Nào ngờ đâu một tối

Anh hôn mê cạnh em, bất động

Lay gọi mãi, anh tỉnh dần nhưng không còn sức sống

Em tuy lo nhưng vẫn không tin

Vì đã hai lần anh vượt qua cái chết

Chả bao giờ anh nỡ bỏ em!

Vào bệnh viện, giật mình nghe bác sĩ:

– “Nhũn não hết rồi, anh khó vượt qua!”

Gần một tháng bên chồng rên rỉ

Thắt ruột đêm ngày nghe tiếng gọi: Thơ! Thơ!

5-1-1995

Thương em

Trong tiếng rên của anh, em thiếp ngủ

Không biết tự lúc nào?

Đêm đã tàn canh

Chợt choàng dậy, giật mình!

Nhưng tự nhủ!

Chợp mắt chút rồi, thêm tăng sức trông anh

Nhưng nhìn lại, anh vẫn nằm bất động

Miệng trắng khô, không dứt tiếng kêu rên

Em vội lấy mật ong lau cho ướt giọng

Rồi xoa mảng ngực gầy, dỗ anh cố ngủ yên

Giờ nhớ lại, xót xa, vì sự thật

Anh gắng nằm im, bởi quá thương em

Nhưng bệnh đau, lệ vẫn dàn khoé mắt

Một phút lặng ngừng.

Như cả đất, trời nghiêng!

4 giờ ngày 4-11-1994

Về nhà

Về nhà! Về nhà! Về nhà! Về nhà!

Tiếng anh da diết suốt đêm qua

Biết mình bệnh nặng không qua khỏi

Nghe thắt lòng? “Ước muốn xót xa”

Anh biết rồi đây tổ ấm êm

Mình em một bóng, một tim đèn

Anh thương vợ, thương căn nhà vắng

Ước một lần thôi sống với em!

Nhưng bệnh đang cơn thiếu ốc-xy

Tay chân bại liệt sao mà đi?

Chung quanh bác sĩ rồi y tá

Rối rít truyền thêm thuốc cứu nguy!

Về nhà! Về nhà! Về nhà! Về nhà!

Hôm nay rước ảnh với hương hoa

Em đưa anh về lại nơi mong muốn

Ấp ủ tình riêng giữa chúng ta!

Con, cháu, bạn bè theo bước em

Màn xô loá trắng ánh hoa đèn

Thắp hương ba nén, ba lần vái

Hồn linh anh hãy ở cùng em!

Trưa 11-11-1994

Thơ dịch của tác giả khác

Tặng D

Biết bao nhiêu đàn bầu

đã thành than muội?

nhưng ai có thể bao giờ

đốt ra tro một tiếng nói con người

với những bổng trầm rung động

như khổ đau vô tận

như hy vọng vô biên…

Biết bao nhiêu đoá hồng nhung

đã bị giày xéo?

nhưng trong những khung cành cháy

còn lại con tim của người

Hi vọng sau khi thưởng thức 2 tập thơ của nhà văn Anh Thơ trên đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ về giọng thơ, chất thơ, những tâm tư tình cảm mà nhà thơ Anh thơ gửi gắm vào thơ của mình.

Theo Thuvientho.com

Check Also

Những bài thơ hay về hoa cúc họa mi

Những bài thơ hay về hoa cúc họa mi

Hoa cúc họa mi còn được gọi là hoa cúc dại hay là hoa cúc …