Tập thơ “Sông Núi Trên Vai” của nhà thơ Anh Ngọc được viết năm 1995. Tập thơ là một trường ca, với cả hàng ngàn câu với nhiều chủ đề về những nỗi niềm khác nhau ẩn chứa tâm tư tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước. Tập thơ gồm 6 chương, với rất nhiều bài thơ.
Chương 1:
Tạo hình
Như chiếc cầu bắc qua dòng sông rộng
Họ bắc qua dòng thác xiết chiến tranh
Gửi lại mai sau hình bóng của mình
Những đường nét in trên nền năm tháng
Và lịch sử từ những trang giấy trắng
Sẽ đứng lên cao vút những dáng người.
*
Họ lên đường
Một buổi chiều Cực Nam xao xác lá khộp rơi
Nát vụn dưới chân người như kính vỡ
Từ cửa rừng gió chiều vừa mở
Đã hiện lên gương mặt đầu tiên
Dưới vành mũ lá sen
Bắt gặp một khoảng trời gió nắng
Hố mắt to hoãm sâu đôi giếng cạn
Đọng ngàn đêm thức trắng đường dài
Nếp khăn rằn nhàu nát trên vai
Vết quai gùi hằn sâu chín đỏ
Đôi bờ vai nho nhỏ
Đong đầy ngàn cân
Em bước đi quả quyết bàn chân
Mười ngón xoè như rễ ăn xuống đất
Con đường mòn trôi chiếc thuyền dép lốp
Đế dép dày quai dép nhỏ làm duyên
Chưa một lần yêu cho lồng ngực rung lên
Thắt đáy lưng ong em chưa một lần làm mẹ
Ba mươi tuổi em không còn trẻ
Nhưng chưa già
Em chưa thể già
Tuổi thanh xuân giặc giã đi qua
Trăm trận sốt mặt người vàng mặt lá
Gót chân mềm em mài trên đá
Mòn vẹt giấc mơ có khói bếp quê nghèo
Chợt một chiều trong đáy suối trong veo
Em gặp mình sững sờ như bức tượng
Trong xoáy lốc mù trời cơn gió chướng
Em đi qua ngọn lửa cháy rừng
Dáng em đi là dáng của con đường
Em giống đất
Và đất thì giống mẹ
Họ lại lên đường
Một buổi chiều như thế
Người đang đi cùng thế hệ với tôi
Trong vụ nắng rụng rơi
Chân trời cháy một màu vàng hoả hoạn
Những cánh chim lang thang tìm bạn
Những bông hoa khép cánh qua đêm
Trời cao xanh và êm
Hàng cây bạc nồng nàn như mặt gối
Họ rảo bước đi
Vầng trán chạm vào bóng tối
Lưng quay về phía mặt trời
Những gùi hàng như trái núi trên vai
Những gùi hàng chưa một giây rời họ
Như thể từ thuở nhỏ
Họ sinh ra đã gắn với những gùi hàng
Con gái cao một mét năm nhăm
Quả đạn DK vượt quá đầu nửa mét
Gùi trên lưng sự sống và cái chết
Như Nữ Oa xưa đội đá vá trời
Những người đi cùng thế hệ với tôi
Gùi lịch sử trên đôi vai bé nhỏ
Tầm vóc họ lớn hơn chính họ.
Chương 2
Gọi tên
1
Em là Hà
Ung Thị Hà
Quê vùng Tam giác
Nơi ba mươi năm chưa một ngày vắng giặc
Mái tranh nghèo trong thôn nhỏ Bình An
Mười lăm lần dựng lên
Mười lăm lần giặc đốt
Trái me rụng không người đến nhặt
Trã cá kho rồi cha chẳng về ăn
Nơi bàn thờ hương khói quanh năm
Con cháu một nhà bảy liệt sĩ
Tuổi thơ khóc một mình vắng mẹ
Nâng bát cơm khi nhọ mặt người
Lưng chừng bát bổng rơi
Giật mình trận pháo Tà Dôm vừa ập tới
Đất giơ lưng che mái đầu chín tuổi
Cháy nhà
Lại cháy nhà
Con chuột trong hang sặc khói bò ra
Mảnh tôn vụn mẹ lợp chiều gió nổi
Lợp nắng trưa mưa tối
Lợp tuổi thơ em phơi dưới mặt trời
Mồ mả ông bà ơi
Ruộng đã thành ao sông hoá bãi
Mà gió chướng vẫn vô hồi thổi mãi
Cực Nam Cực Nam
Nhánh tre già vót nhọn mũi gai đâm
Rách toạc vai gầy đêm vượt lộ
Gửi lại quê nhà giọt máu rơi trên cỏ
Em đi về chiến khu
Theo chị theo anh
Em đi lửa thù
Nắng nổ con ngươi mong ngày trở lại
Vận tấm áo nâu non con gái
Mỉm cười nghe câu hát bay theo:
“Tam giác quê em lắm mắt mèo…”
2
Đi bên Hà là cô gái da nâu
Mắt đen thẳm như mắt loài chim két
Như khoảng đêm im lìm
Giấu đầy kinh ngạc
Con cháu anh hùng Pi Năng Tắc
Lớn lên cùng bẩy đá cung tên
Bác Ái quê em
Người đói muối vật vờ yếu lả
Nghe sóng vỗ dưới diêm trường Cà Ná
Những buôn làng Rắc Lây
Nửa đêm thức dậy chuyền tay
Ché rượu đắng ăn thề
Không đợi trời chung với giặc
Cây bắp đá mọc lên hạt bắp
Đất khô cằn đất trổ nhành hoa
Tiếng em tròn như tiếng mã la
Hàm răng trắng như bông nhài nở đẹp
Con gái hai mươi lưng hoá thép
Em gùi cả dãy Trường Sơn
Anh có gặp ai như em
Con gái xe thồ không biết đi xe đạp
Đêm ba lần đẩy thồ qua bốt giặc
Dắt xe không trở về
Xuống dốc vác xe
Mồ hôi nhỏ ròng ròng như suối chảy
Pi Thị Bảy
Cô gái Rắc Lây đi phía trước đội hình
Đang lên đèo
Anh có thấy không anh?
3
Làng Lan phía ấy biển xanh
Mặn mòi câu chuyện hỏi anh có về
Em là con gái khu Lê
Mênh mông gió với ba bề sóng xô
Thân gầy thương nhánh ô rô
Mọc trên cát trắng lại cho hoa vàng
Đêm nào vượt lộ anh sang
Bên kia động cát là làng của em
Coi chừng địch phục trong đêm
Lối ra Bàu Trắng đường hoen máu người
Mìn mo lựu đạn chúng cài
Em đi gánh nước đánh rơi mất gàu
Chia nhau lưng bát đục ngàu
Ngửa môi hứng giọt nướctàu lá khô
Lán rừng nép dưới ô rô
Nứa tranh chống đỡ
mấy mùa đạn bom
Người còn thì đất vẫn còn
Ba mươi năm tấm lòng son không rời
Quê Lan phía ấy mặt trời
Nắng lên sáng cả mặt người ra đi
Giã từ một sớm khu Lê
Lan làm ngọn gió thổi về chiến khu.
Chương 3
Đi đến những bài ca
Sẽ rực rỡ hơn bảy sắc cầu vồng
Là chiếc cầu giản dị bắc qua sông
Làm bằng nứa và dây rừng kết lại
Có một bận bàn chân người vận tải
Đã qua đây trong cơn bão nghiêng rừng
Người qua cầu đưa võng gió sang sông
Như cánh chim đại bàng hoá đá
Bàn chân đất lấm bùn thành phép lạ.
Dốc Ba Cô
Có ba trăm cô gái
Gùi hàng lên đinh dốc Ba CÔ
Họ đi trong sương mù
Những hòm đạn DK và đạn cối
Sẽ không có gì giản đơn hơn leo núi
Những câu thơ có lẽ thật buồn
Không có trời xanh và những nụ hôn
Và âm nhạc ru vào huyền thoại
Dốc Ba Cô vắt qua đêm tối
Họ nối nhau rồng rắn leo lên
Cô gái đi đầu tiên
Cơ số đạn gấp đôi số tuổi
Bốn mươi quả cối
Hai muơi tuổi đời
Em gùi hai mươi năm trên vai
Hai mươi năm đời một cô gái vùng sâu nặng lắm
Bóng núi cao trên đầu lẳng lặng
Mỗi bước đi lên là một mẫu đời
Trong tiếng thở đứt hơi
Giọt mồ hôi không kịp khô trên đầu gối
Con đường mòn như sợi chỉ bỏ quên trong cỏ rối
Cơn sốt chạy qua trong đầu
Em hẹn hoà ai trên đỉnh dốc Ba Cô
Một lời hẹn hò khủng khiếp
Cho bàn chân em lại âm thầm bước tiếp
Sau bao lần đã khuỵu xuống trong đêm
Đặt bàn tay lên trái tim
Trái tim đập một tăm mười nhịp phút
Như động biển sóng trào lên nóng mặt
Tuổi hai mươi gian nan
Nghe máu gọi hồng nhan
Dốc Ba Cô như tờ giấy trắng
Cái gùi hàng như dấu nặng
Nặng nề chấm xuống vai em
Bên kia khoảng đêm
Vùng yên tĩnh trước giờ hành động
Em phải đến cho kịp giờ nổ súng
Trận đánh này không thể vắng em
Hai mươi năm đời em
Là cuộc chuẩn bị dài ngày cho trận đánh
Đã cho em sức mạnh
Chính là cái ý nghĩ sau đây:
Dù phải nổ tung lên trong cuộc chiến đấu này
Em không thể bỏ con đường quay đầu trở lại
Và ba trăm cô gái
Bay ngược lên đỉnh dốc Ba Cô.
Bài ca về những đôi vai
Sau chuyến đi tải về
Đôi vai còn bốc lửa
Chiếc gùi hàng vừa dở
Đôi vai khuyết lại tròn
Mưa nắng đã mài mòn
Thịt da thành sắt đá
Chiếc khăn rằn trẻ quá
Bờ vai chưa chịu già
Cuộpc chiến tranh đi qua
Đôi vai còn ấm mãi
Ngược về thời con gái
Tóc xoã trên vai trần
Hai mươi năm hành quân
Trọn một thời vất vả
Hơn người xưa vá đá
Vết sẹo trên da mềm
Vòng tay bạn thì êm
Cái quai bòng tì xót
Thương đôi vai khó nhọc
Gùi tình yêu qua cầu
Ta lại về bên nhau
Qua muôn trùng bom đạn
Thường tình và bí ẩn
Như vai kề bên vai.
Người kể chuyện dòng sông
Em sẽ kể anh nghe về một nhịp cầu
Bắc qua ghềnh đá
Em đã đi nhiều miền đất lạ
Chưa nơi nào như nơi ấy đâu
Dòng sông mùa lũ hút sâu
Chiếc cầu dây nối đôi bờ Đắc Lấp
Như lưới nhện treo đầu ngọn thác
Những khối hàng đánh đu qua sông
Tốp chúng em vừa đến giữa dòng
Bỗng xồ ra một bầy giặc cướp
Cái đầu nhòn của những thằng phản lực
Và trái bom rơi trên bọt sóng trào
Trong khói bom khói sóng đục ngầu
Em và bạn em rơi như chiếc lá
Chiếc cầu dây đứt tung tơi tả
Như mớ tóc mây dao chém giữa chừng
Nửa tạ hàng trên lưng
Đè em ngã sấp
Em rung lên trong một cơn động đất
Tiếng kêu dài tắt lặng ở đầu môi…
Cái chết cầm tay không kịp nói nên lời
Trong đầu em thoáng một điều thơ dại
Xin hãy lấy mái tóc em con gái
Kết làm cầu
Cho bạn bè em đang bước tiếp phía sau
Nhưng đồng đội lại một lần đến kịp
Như thần thoại, dìu em qua cái chết
Với trên vai nguyên vẹn gùi hàng
Đêm ấy đêm trăng
Sông Đắc Lấp không ngủ
Em nằm trong vòng tay ấp ủ
Ngọn lửa bập bùng như thực như mơ
Vầng trăng xa như tỏ như mờ
Soi dìu dịu những mái đầu con gái
Ngàn lần chết lại ngàn lần sống lại
Em nhìn những bàn chân máu chảy ròng ròng
Chiếc dép cuối cùng đã rơi xuống dòng sông
Và em khóc.
Bài ca vầng trăng và chiếc dép
Cháy lên như một vầng trăng
Là đôi dép lốp những đêm tối trời
Thuỷ chung dép ở với người
Thương nhau nên phải rút quai đốt dần
Đường xa lạc lối hành quân
Lên đèo đau nỗi bàn chân không dày
Thẹn thùng như dép không quai
Vầng trăng mỏng đế dép dày thương em
Ví dù cách mặt khuất đêm
Thì xin chân cứng đá mềm được chăng
Cửa rừng gặp một vành trăng
Nhịp cầu bán nguyệt bắc ngang lưng trời
Trăng như chiếc dép đánh rơi
Ai qua gửi lại cho người đi sau.
Hương lá
Em bước đi trong rừng
Mùa đông
Vừa khép cửa
Chưa đến thì hoa nở
Lá thơm tràn hai vai
Thơm đầy hai bàn tay
Ngọn lang rừng thơm thảo
Một tháng ròng không gạo
Lá bép sống qua ngày
Lá chát với lá xoài
Thực đơn toàn tên lá
Hương thơm vào trong dạ
Như lá thơm trong rừng
Xin nõn chuối đọt măng
Chờ em sau trận sốt
Nâng bát canh lá lốt
Lại nhớ con ếch đồng
Lại thương bao năm ròng
Những mặt người sau lá
Ngả lưng chiều xứ lạ
Hái lá lót chỗ nằm
Nâng niu giữa tay cầm
Nỗi gì không nói được
Theo người lên phía trước
Hạt gạo thức trong gùi
Cay đắng với ngọt bùi
Mối năm thêm một tuổi
Lá như tình đồng đội
Toả hương vào hồn em.
Bài ca lợp nhà
Lại ngồi nhặt lá lá ơi
Dừng chân ta lại tìm nơi dựng nhà
Nứa tre cái cột cái xà
Hai gian nhà chái hay là ba gian
Nhà nghèo không mít thì xoan
Mái che em kết hàng hàng trung quân
Lửa bom giặc đốt mấy lần
Kèo nghiêng cột đứng quây quần lại vui
Cái mè đi với cái rui
Anh đi chẻ lạt em ngồi đánh tranh
Lạt mềm chọn lóng giang xanh
Em lên bịt nóc để anh lợp hồi
Mai ngày nhà dột thì thôi
Mái lành vách kín võng đôi anh chờ
Kề bên cái chết ai ngờ
Mái nhà em lợp bài thơ lá rừng.
Những cô gái xe thồ
Có tiếng ai lao xao mong đợi phía bìa rừng
Những cô gái xe thồ đã trở về từ bên kia lộ
Cái tiếng động không dễ gì nhầm lẫn đó
Của những đôi dép lốp dày nghe mau và vang
Tôi muốn chạy ra ôm chầm lấy mỗi em
Nhưng tôi vẫn đứng yên
Nghe những bánh xe thồ lăn như dòng thác
Trong bóng đêm dày đặc
Những cây le cây nứa cây lồ ô
Hát tôi nghe về những cô gái xe thồ
Trong một niềm kinh ngạc
Những cô gái của Bác Ái, Khu Lê, Tam Giác
Một lần đi xa
Mười năm chưa trở lại quê nhà
Thức trắng đêm về ngả lưng trên võng
Nằm nhai hạt gắm
Ứa nước mắt thương nhau
Củ nần chua và chát củ nâu
Con gái đến kỳ vẫn đầm mình trong suối
Ngày nắng nỏ chê cho nhau tắm rửa
Giọt mồ hôi mật đắng của mùa khô
Dốc Bù Du mòn vẹt lốp xe thồ
Mà trời xanh cái màu xanh khát nước
Bắp chân ấy và cánh tay gầy guộc
Em thồ cả đời tôi trên vai em
Tôi muốn chạy ra
Ôm chầm lấy mỗi em
Nhưng tôi vẫn đứng yên
Tự biết mình
Không
xứng đáng
Tôi đứng ở phía sau mặt trận
Cúi đầu nhường bước các em qua
Trong ánh chớp sáng loà tôi chợt nhận ra
Cái hình dáng không dễ gì lẫn được
Của những cô gái xe thồ lao lên phía trước
Trong đội hình ra trận đêm nay
Đêm nay
Bọn địch ở chi khu Đắc Oai không ngủ được
Nghe thậm thịch tiếng chân em bước
Và tiếng xe lăn báh trên đường
Như tiếng đào mồ chôn chúng ở sau lưng.
Bài ca đêm vượt lộ
Ngồi lại đây trước lúc vượt qua đường
Trong ánh chiều một ngày hè sắp tắt
Đừng sốt ruột vì đường còn bóng giặc
Cứ yên lòng đêm nay ta sẽ quaHãy nghe chiều nhẹ xuống trong lòng ta
Với xao xác bầy chim bay về tổ
Trong đáy mắt những người chờ vượt lộ
Ngôi sao chiều đã mọc phía quê hươngNgồi lại đây trên cỏ ướt hơi sương
Giọt nắng cuối cùng lung linh hình nốt nhạc
Nhìn môi bạn gọi thầm lên tiếng hát
Một giọng trầm giao cảm dọc hành quânĐêm râm ran tiếng bọn địch rất gần
Vòng tay mở ôm choàng vai bè bạn
Giọt mồ hôi cứ se dần thanh thản
Đêm dịu dàng nếp trán toả bình yênNgồi lại đây trong nỗi nhớ niềm quên
Bao giấc mơ của một thời đánh giặc
Chỉ còn lại một giấc mơ duy nhất
Những bàn chân bật dậy vượt qua đường.
Lời một cô gái ra dân
Em không thể quên cái đếm ấy anh à
Một cô gái ra dân
Phải đâu là chuyện lạ
Trong cơn bão gãy cành bay lá
Cái gì rơi thì sẽ rơi
Chiến tranh là trận-bão-con-người
Người đứng vững và người vất ngã
Một cô gái ra dân
Phải đâu là chuyện lạEm đã đi ngàn ngày vất vả
Với chiếc gùi nặng trên vai
Ăn lá bép củ nần uống ngụm nước Đồng Nai
Thương đồng đội vai trần áo rách
Lúc địch xuống thang
Những ngày Mỹ lết
Chưa một lần vắng mặt giữa hàng quân
Em đã trèo lên đỉnh dốc Ba Thang
Hát câu hát của người chiến sĩ Điện Biên ngày trước
Và tưởng mình cách vinh quang có một bướcNhưng vinh quang là gì em chưa hiểu hết đâu
Như dòng sông không tự biết nông sâu
Điều nói mãi đã mòn như hòn sỏi
Điều cần nói thì lại không thể nói
Ý nghĩ gập ghềnh như cái tuổi ba mươi
Em có thể sống quanh năm không có ánh mặt trời
Nhưng thiếu tình yêu
Cây đời nào kết trái
Nếu em không sinh làm thân gái
Thì mọi điều đơn giản biết bao nhiêuEm đã đi qua cái đêm ấy rất sâu
Dài bằng nửa cuộc đời mình cộng lại
Đồng đội ư, em không còn đồng đội
Bạn bè ư, em không có bạn bè
Em ra đi và em đã trở về
Mong tìm lại những gì đã mất
Xin hãy nhận cho em dòng nước mắt
Của một tình yêu đứt gánh giữa đườngĐêm đầu tiên bỏ võng nằm gường
Chợt thấy nhớ một khoảng rừng đầy gió
Có trăng sao lùa qua giấc ngủ
Những mặt người cười nói trong chiêm bao
Bỗng tỉnh giấc hãi hùng: hết thật cả rồi sao?
Hết thật rồi tiếng chim kêu đầu võng
Ngày thức dậy trong bình minh náo động
Con đường mòn giục giã chuyến đi xa
Hết thật rồi những đêm trăng rừng giàVõng hai tầng đung đưa lời tâm sự
Hết thật rồi những bàn tay ướp lửa
Đêm lội sình trong giá buốt trao nhau
Hết thật rồi tiếng hát trên đồi cao
Hết thật rồi dưới vực sâu tiếng khóc
Của người sống tiễn đưa người đã khuất
Giọt nước mắt rơi cháy bỏng một lời thề…Hết thật rồi và em đã trở về
Em đã trở về
Không, em chẳng bao giờ về nữa
Những người sống không còn trong nỗi nhớ
Thì cũng như người đã chết mà thôi
Xin hãy nghe em nói một lời
Dù câu chuyện của em đến đây đã hết
Xin hãy nói với những người đang bước tiếp
Một lời thôi: Chung thuỷ với con đường.
Bài ca những cô gái sống tuổi ba mươi trong rừng
Như những người leo núi
Vượt qua dốc Cổng Trời
Là những cô con gái
Qua tuổi mình ba mươiÁn ngũ giữa cuộc đời
Tuổi ba mươi sừng sững
Cái gùi hang chất nặng
Tâm tư đầy hai vaiTuổi ba mươi rất dài
Những đêm nằm đợi sang
Tuổi ba mươi lại ngắn
Trăng lặn rồi trăng lênCơn sốt rét triền mien
Tóc mọc rồi lại rụng
Mùa xuân thành báo động
Đoá hoa nhầu trên tayThương một cánh chim bay
Mười năm chưa về tổ
Quả trứng hồng dễ vỡ
Chẳng hẹn mùa sinh sôiĐi qua tuổi ba mươi
Nhọc nhằn và lặng lẽ
Bao ước mơ giản dị
Mà sâu thẳm không cùngHơn mọi sự anh hung
Là điều này nhỏ bé
Làm vợ và làm mẹ
Tuổi ba mươi chối từNhững đau xót riêng tư
Theo suốt đời con gái
Tuổi ba mươi từng trải
Con mắt nhìn trước sauTay xiết chặt tay nhau
Tháng năm không đếm tuổi
Như những người leo núi
Càng lên cao càng vuiTrên đỉnh dốc cuộc đời
Gặp long mình trẻ lại
Xốc quai gùi đứng dậy
Tuổi ba mươi lên đường.
Những bài thơ trong tập thơ” Sông núi trên vai” với nhiều chủ đề, sự đổi mới của xã hội cũng đồng nghĩa với sự đổi mới của thơ ca. Và thơ Anh Ngọc đã làm được điều đó, sự tâm huyết, yêu nghề luôn tìm tòi và không ngừng cố gắng đã tạo nên những áng thơ để đời cho nền thơ ca Việt nam.
Theo Thuvientho.com