Home / Chùm thơ chọn lọc / Ví dụ về các thể thơ để bạn hiểu thêm về cách gieo vần, số câu, số chữ

Ví dụ về các thể thơ để bạn hiểu thêm về cách gieo vần, số câu, số chữ

Ví dụ về các thể thơ để bạn hiểu thêm về cách gieo vần, số câu, số chữ

Phần ví dụ về các thể thơ mà chúng tôi giới thiệu dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin chi tiết về cách gieo vần, số câu, số chữ. Từ đó bạn có thể hiểu thêm về các thể thơ, cũng như phân biệt được các thể thơ khác nhau. Có một điểm mà bạn cần chú ý là việc, thơ không giống văn. Thơ có vần rất rõ ràng chính vì vậy với mỗi thể thơ sẽ có cách gieo vần, các phần luật thơ khác nhau. Và chỉ khi nắm được các yếu tố này bạn mới có thể phân tích thơ một cách sâu sắc nhất.

Thể thơ lục bát

Lục bát là một thể thơ dân tộc với rất nhiều sáng tác văn chương nổi tiếng. Ở thể thơ này dấu hiệu nhận biết đặc trưng nhất chính là có sự kết hợp giữa câu 6 và câu 8. Trong đó chữ thứ 6 của câu 6 hiệp với chữ thứ 6 của câu 8. Còn chữ thứ 8 của câu 8 hiệp với chữ thứ 6 của câu 6. Dưới đây là một số bài thơ lục bát hay nhất để bạn tham khảo:

Mẹ – Trần Quốc Minh

Lặng rồi cả tiếng con ve

Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.

Nhà em vẫn tiếng ạ ời

Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.

Lời ru có gió mùa thu

Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

Ta yêu quê ta – Lê Anh Xuân

Yêu từng bờ ruộng, lối mòn

Đỏ tươi bông gạo, biếc rờn ngàn dâu.

Yêu con sông mặt sóng xao,

Dòng sông tuổi nhỏ rì rào hát ca.

Yêu hàng ớt đã ra hoa

Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông.

Yêu sao tiếng mẹ ru nồng,

Tiếng thoi lách cách bên nong dâu tằm.

Mẹ tôi – Phạm Văn Ngoan

Con cò lặn lội bờ sông

Lam lũ nuôi chồng, nuôi cả đàn con

Tháng năm thân mẹ hao mòn

Sớm khuya vất vả, héo hon khô gầy.

Cho con cuộc sống hàng ngày

Dậy con khôn lớn dựng xây

Lẽ thường nước mắt chảy xuôi..

Vu lan nhớ mẹ, con ngồi lệ tuôn.

Biển khơi, nhờ có nước nguồn

Phận con chưa kịp đền ơn cao dầy

Tâm nhang, thấu tận trời mây

Cầu hương linh mẹ, tháng ngày thảnh thơi.

Cửu tuyền, mẹ hãy ngậm cười

Cha sinh, mẹ dưỡng, một đời tri ân

Nhớ Việt Bắc – Tố Hữu

Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình.

Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

Nhớ khi giặc đến giặc lùng

Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.

Núi giăng thành lũy sắt dày

Rừng che , rừng vây quanh thù.

Mênh mông bốn mặt

Đất trời ta cả chiến khu một lòng.

Quê hương – Nguyễn Đình Huân

Quê hương là một tiếng ve

Lời ru của mẹ trưa hè à ơi

Dòng sông con nước đầy vơi

Quê hương là một góc trời tuổi thơ

Quê hương ngày ấy như mơ

Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu

Quê hương là tiếng sáo diều

Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê

Quê hương là phiên chợ quê

Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa

Quê hương là một tiếng gà

Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng

Quê hương là cánh đồng vàng

Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều

Quê hương là dáng mẹ yêu

Áo nâu nón lá liêu siêu đi về

Quê hương nhắc tới nhớ ghê

Ai đi xa cũng mong về chốn xưa

Quê hương là những cơn mưa

Quê hương là những hàng dừa ven kinh

Quê hương mang nặng nghĩa tình

Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời

Quê hương ta đó là nơi

Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về.

Quê hương nỗi nhớ – Hoàng Thanh Tâm

Trở về tìm mái nhà quê

Tìm hình bóng mẹ bộn bề nắng mưa

Tìm nắng xuyên ngọn cây dừa

Tìm hương mạ mới gió lùa thơm tho

Xem thêm:  Ai tín - Duyên Anh

Tìm đàn trâu với con đò

Áo bà ba mẹ câu hò trên sông

Nón lá nghiêng nắng nước ròng

Miền quê khó nhọc con còng con cua

Lục bình tim tím mùa mưa

Bồng bềnh một khúc sông khua mái chèo

Khói lên cháy bếp nhà nghèo

Con gà cục tác con mèo quẫy đuôi

Heo gà chạy ngược chạy xuôi

Chân bùn tay lấm nụ cười chân quê

Cánh cò trắng xóa vọng về

Ngân nga vọng cổ bốn bề thiên nhiên

Đậm đà ký ức giao duyên

Xương cha máu mẹ dịu hiền ca dao

Con dù biền biệt phương nào

Quê hương một dạ dạt dào khó phai.

Ảnh Bác – Trần Đăng Khoa

Nhà em treo ảnh Bác Hồ

Bên trên là một lá cờ đỏ tươi

Ngày ngày Bác mỉm miệng cười

Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà

Ngoài sân có mấy con gà

Ngoài vườn có mấy quả na chín rồi

Em nghe như Bác dạy lời

Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa

Trồng rau, quét bếp, đuổi gà

Thấy tàu bay Mỹ nhớ ra hầm ngồi

Thể thơ song thất lục bát

Cũng như thể thơ lục bát, song thất lục bát cũng chính là một thể thơ dân tộc và được sử dụng khá phổ biến. Với thể thơ này có sự kết hợp giữa hai câu thất và một cặp lục bát. Qua đó có thể thể hiện được tâm trạng của nhân vật trữ tình cũng như cảm hứng mà nhà thơ muốn chuyển tải.

Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn (trích)

Thuở trời đất nổi cơn gió bụi,

Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên.

Xanh kia thăm thẳm tầng trên,

Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?

Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt,

Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây.

Chín tầng gươm báu trao tay,

Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh.

Nước thanh bình ba trăm năm cũ.

Áo nhung trao quan vũ từ đâỵ

Sứ trời sớm giục đường mây,

Phép công là trọng, niềm tây sá nào.

Đường giong ruổi lưng đeo cung tiễn,

Buổi tiễn đưa lòng bận thê noa.

Bóng cờ tiếng trống xa xa,

Sầu lên ngọn ải, oán ra cửa phòng.

Chàng tuổi trẻ vốn giòng hào kiệt,

Xếp bút nghiên theo việc đao cung.

Thành liền mong tiến bệ rồng,

Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trời.

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa,

Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.

Giã nhà đeo bức chiến bào,

Thét roi cầu Vị, ào ào gió thu.

Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều)

rải vách quế gió vàng hiu hắt,

Mảnh vũ y lạnh ngắt như đồng,

Oán chi những khách tiêu phòng,

Mà xui nằm trong má đào.

Duyên đã may cớ sao lại rủi,

Nghĩ nguồn cơn dở dói sao đang,

Vì đâu nên nỗi dở dang,

Nghĩ mình, mình lại thêm thương nổi mình.

Trộm nhớ thuở gây hình tạo hoá,

Vẽ phù dung một đoá khoe tươi,

Nụ hoa chưa mỉm miệng cười,

Gấm nàng Ban đã lạt mùi thu dung

Áng đào kiểm đâm bông não chúng,

Khoé thu ba rợn sóng khuynh thành,

Bóng gương lấp loáng trong mành,

Cỏ cây cũng muốn nổi tình mây mưa.

Chìm đáy nước cá lừ đừ lặn,

Lửng lưng trời nhạn sa,

Hương trời đắm nguyệt say hoa,

Tây Thi mất vía, Hằng Nga giật mình.

Câu cẩm tú đàn anh họ Lý,

Nét đan thanh bậc chị chàng Vương,

Cờ tiên rượu thánh ai đang,

Lưu Linh, Đế Thích là làng tri âm.

Cầm điếm nguyệt phỏng tầm Tư Mã,

Địch lầu thu đường gã Tiêu Lang,

Dẫu nghề tay múa miệng xang,

Thiên tiên cũng xếp nghê thường trong trăng.

Tỳ bà hành – (Phan Huy Vịnh diễn Nôm)

Bến Tầm Dương, canh khuya đưa khách.

Quạnh hơi thu, lau lách đìu hiu.

Người xuống ngựa, khách dừng chèo,

Chén quỳnh mong cạn, nhớ chiều trúc ty.

Say những luống ngại khi hầu rẽ,

Nước mênh mông đượm vẻ gương trong.

Tiếng tỳ chợt vẳng trên sông,

Chủ khuây khoả lại, khách dùng dằng xuôi.

Lần tiếng sẽ hỏi ai đàn tá?

Lửng tiếng đàn, nấn ná làm thinh.

Dời thuyền theo hỏi thăm tình,

Chong đèn, thêm rượu, còn dành tiệc vui.

Thể thơ Đường luật

Sẽ thật thiếu sót nếu trong các ví dụ về các thể thơ không có thể Đường luật. Đây là một thể thơ được sử dụng nhiều trong thơ văn xưa và nó được xây dựng dựa trên cơ sở của sự tiếp thu từ Trung Quốc. Với thể thơ này ta có thể thấy được những quy định chặt chẽ về thể thơ. Có một số thể thơ Đường luật phổ biến như: thất ngôn, thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú đường luật.

Xem thêm:  Thi sĩ Yến Lan cùng tập thơ Tứ Tuyệt vang danh phần 1

Vọng nguyệt – Hồ Chí Minh

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,

Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Nguyên tiêu – Hồ Chí Minh

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên.

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

– Hồ Xuân Hương

Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương mới quệt rồi

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá, bạc như vôi

Tẩu lộ – Hồ Chí Minh

Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan

Trùng san chi ngoại hựu trùng san

Trùng san đăng đáo cao phong hậu

Vạn lý dư đồ cố miện gian.

Thương vợ – Tú Xương

Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên, hai nợ, âu đành phận,

Năm nắng, mười mưa, dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:

Có chồng hờ hững cũng như không!

Thể thơ

Thể thơ tự do là một trong những thể loại và là sáng tác tiêu biểu nhất trong chùm thơ ca hiện đại. Với việc không cần phải tuân thủ theo niêm luật chặt chẽ đã giúp cho các bài thơ này đến gần hơn với độc giả. Bên cạnh đó nhà thơ cũng sẽ dễ dàng trong việc chuyển tải cảm xúc của mình. Với thể thơ tự do này, đã có nhiều nhà thơ và được đông đảo độc giả chính là Xuân Diệu, Trần Đăng Khoa…

Tre xanh Việt Nam – Nguyễn Duy

Tre xanh

Xanh tự bao giờ

Truyện ngày xưa đã có bờ tre xanh

Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên luỹ, nên thành tre ơi

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù cát sỏi đá vôi bạc màu

Có gì đâu, có gì đâu

Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều

Rễ siêng không ngại đất nghèo

Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù

Vươn mình trong gió tre đu

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành

Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh

Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm

Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay vin tay níu tre gần nhau thêm

Thương nhau tre chẳng ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người

Cho dù thân gãy cành rơi

Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho con

Nòi tre đâu chịu mọc cong

Mới lên đã thẳng như chông lạ thường

Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc tre nhường cho con

Măng non là búp măng non

Đã mang dáng thẳng, thân tròn của tre

Năm qua đi, tháng qua đi

Tre già măng mọc có gì lạ đâu

Mai sau,

mai sau,

mai sau…

Đất xanh, tre mãi xanh màu tre xanh!

Đò lèn – Nguyễn Duy

Thuở nhỏ tôi ra Cống Na câu cá

níu váy bà đi chợ Bình Lâm

bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật

và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần

Thuở nhỏ tôi lên chơi đền cây Thị

Chân đất đi đêm xem lễ Đền Sòng.

Mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm

Điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng.

Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế

bà mò cua, xúc tép ở đồng Quan

bà đi gánh chè xanh Ba Trại

Quán cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn

Tôi trong suốt giữa đôi bờ hư thực

giữa bà tôi và tiên phật thánh thần

cái năm đói củ giong riềng luộc sượng.

cứ nghe thơm mùi huệ trắng, hương trầm

Bom Mỹ giội nhà bà tôi bay mất

đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền

Thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết

bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn

Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại

dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi

Khi tôi biết thương bà thì đã muộn

Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!

Lá thu Người đi tìm hình của nước

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Nguyễn Khoa Điềm

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,

Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.

Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội,

Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng.

Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi,

Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối,

Lưng đưa nôi và tim hát thành lời:

Xem thêm:  Gót chân hoang - Hải Âu

– Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,

Mẹ thương a kay, mẹ thương bộ đội

Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần,

Mai sau con lớn vung chày lún sân…

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,

Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.

Mẹ đang trỉa bắp trên núi Ka–lưi

Lưng núi thì to, mà lưng mẹ nhỏ,

Em ngủ ngoan em, đừng làm mẹ mỏi.

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,

Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.

– Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,

Mẹ thương a kay, mẹ thương làng đói.

Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều

Mai sau con lớn phát mười Ka–lưi…

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,

Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.

Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng.

Thằng Mỹ đuổi ta phải rời con suối

Anh trai cầm súng, chị gái cầm chông,

Mẹ địu em đi để dành trận cuối.

Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường,

Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn.

– Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,

Mẹ thương a kay, mẹ thương đất nước.

Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ,

Mai sau con lớn làm người Tự Do…

Một số thể thơ khác

Một số ví dụ về các thể thơ khác như 4 chữ, 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ… cũng sẽ được chúng tôi giới thiệu để từ đó bạn có được hình dung bao quát nhất về hệ thống luật thơ trong thơ văn Việt Nam. Đa phần các thể thơ này không yêu cầu phải tuân thủ niêm luật chặt chẽ và tên gọi của thể thơ cũng chính là số chữ trong câu. Chính đặc điểm này sẽ giúp bạn dễ hình dung hơn.

Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa

Hạt gạo làng ta

Có vị phù sa

Của sông Kinh Thầy

Có hương sen thơm

Trong hồ nước đầy

Có lời mẹ hát

Ngọt bùi đắng cay…

Hạt gạo làng ta

Có bão tháng bảy

Có mưa tháng ba

Giọt mồ hôi sa

Những trưa tháng sáu

Nước như ai nấu

Chết cả cá cờ

Cua ngoi lên bờ

Mẹ em xuống cấy…

Hạt gạo làng ta

Những năm bom Mỹ

Trút trên mái nhà

Những năm cây súng

Theo người đi xa

Những năm băng đạn

Vàng như lúa đồng

Bát cơm mùa gặt

Thơm hào giao thông…

Hạt gạo làng ta

Có công các bạn

Sớm nào chống hạn

Vục mẻ miệng gàu

Trưa nào bắt sâu

Lúa cao rát mặt

Chiều nào gánh phân

Quang trành quết đất

Hạt gạo làng ta

Gửi ra tiền tuyến

Gửi về phương xa

Em vui em hát

Hạt vàng làng ta…

Quyển vở của em – Quang Huy

Quyển vở này mở ra

Bao nhiêu trang giấy trắng

Từng dòng kẻ ngay ngắn

Như chúng em xếp hàng.

Lật từng trang, từng trang

Giấy trắng sờ mát rượi

Thơm tho mùi giấy mới

Nắn nót bàn tay xinh.

Ơi quyển vở mới tinh

Em viết cho sạch, đẹp

Chữ đẹp là tính nết

Của những người trò ngoan.

Cô giáo lớp em – Nguyễn Xuân Sanh

Sáng nào em đến lớp

Cũng thấy cô đến rồi

Đáp lời: Chào cô ạ!

Cô mỉm cười thật tươi.

Cô dạy em tập viết

Gió đưa thoảng hương nhài

Nắng ghé vào cửa lớp

Xem chúng em học bài.

Những lời cô giáo giảng

Ấm trang vở thơm tho

Yêu thương em ngắm mãi

Những điểm mười cô cho.

Nói với em

Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió,

Sẽ được nghe thấy tiếng chim hay,

Tiếng lích chích chim sâu trong lá,

Con chìa vôi vừa hót vừa bay.

Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện,

Sẽ được nhìn thấy các bà tiên,

Thấy chú bé đi hài bảy dặm,

Quả thị thơm cô Tấm rất hiền.

Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ,

Đã nuôi em khôn lớn từng ngày,

Tay bồng bế sớm khuya vất vả,

Mắt nhắm rồi lại mở ra ngay.

Hy vọng qua phần ví dụ về các thể thơ mà chúng tôi giới thiệu với bạn trên đây bạn đã hiểu thêm về các thể thơ. Đó là cách gieo vần, số câu, số chữ trong bài. Để từ đó có thể cảm thụ thơ một cách sâu sắc và có cơ sở nhất. Bên cạnh đó qua các ví dụ này bạn cũng có thể tự sáng tác các bài thơ chuyển tải được tâm trạng và dấu ấn cá nhân mình. Hy vọng những kiến thức này đặc biệt hữu ích dành cho bạn và đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo của chúng tôi để cập nhật các kiến thức, các bài thơ hay nhất nhé!

Theo Thuvientho.com

Check Also

Những bài thơ hay về hoa cúc họa mi

Những bài thơ hay về hoa cúc họa mi

Hoa cúc họa mi còn được gọi là hoa cúc dại hay là hoa cúc …