Home / Chùm thơ chọn lọc / Độc Tiểu Thanh ký (Nguyễn Du) – Chuyện nàng tiểu Thanh

Độc Tiểu Thanh ký (Nguyễn Du) – Chuyện nàng tiểu Thanh

Độc Tiểu Thanh ký (Nguyễn Du) – Chuyện nàng tiểu Thanh

Độc tiểu thanh ký của nhà thơ Nguyễn Du viết về chuyện nàng tiểu Thanh. Vì Thương xót, đồng cảm với số phận của người con gái tài tình mà bạc mệnh, nhà thơ Nguyễn Du đã sáng tác nên bài thơ này. Những người phụ nữ có tài có sắc nhưng đường đời truân chuyên bất hạnh cũng là cảm hứng lớn trong sáng tác của Nguyễn Du.

Độc Tiểu Thanh ký

讀小青記

西湖花苑盡成墟,

獨吊窗前一紙書。

脂粉有神憐死後,

文章無命累焚餘。

古今恨事天難問,

風韻奇冤我自居。

不知三百餘年後,

天下何人泣素如。

Độc Tiểu Thanh ký

Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,

Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.

Chi phấn hữu thần liên tử hậu,

Văn chương vô mệnh luỵ phần dư.

Cổ kim hận sự thiên nan vấn,

Phong vận kỳ oan ngã tự cư.

Bất tri tam bách dư niên hậu,

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?

Dịch nghĩa

Vườn hoa cạnh Tây Hồ đã thành bãi hoang,

Ta chỉ viếng nàng qua bài ký đọc trước cửa sổ mà thôi.

Son phấn có linh hồn chắc phải xót chuyện xảy ra sau khi chết,

Văn chương không có mệnh mà cũng bị liên luỵ, đốt đi còn sót lại một vài bài.

Mối hận cổ kim, thật khó mà hỏi ông trời.

Ta tự coi như người cùng một hội, một thuyền với nàng là kẻ vì nết phong nhã mà mắc phải nỗi oan lạ lùng.

Chẳng biết ba trăm năm sau nữa,

Thiên hạ có ai khóc Tố Như ta?

I. Hoàn cảnh sáng tác

Độc tiểu thanh ký của nhà thơ Nguyễn Du viết về chuyện nàng tiểu Thanh. Tiểu Thanh hay còn gọi là Phùng Tiểu Thanh, là một cô gái Trung Quốc sống khoảng đầu thời Minh, Vốn thông minh nên từ nhỏ nàng đã thông hiểu các môn nghệ thuật cầm kì thi hoạ, lại có phong tư lộng lẫy hơn người. Năm 16 tuổi, nàng được gả làm vợ lẽ cho Phùng Sinh, một công tử nhà gia thế. Vợ cả tính hay ghen lại cay độc, bắt nàng ra sống riêng trên Cô Sơn, gần Tây Hồ. Vì đau buồn, nàng sinh bệnh rồi qua đời khi mới tròn mười tám xuân xanh.

Xem thêm:  Sưu tầm 101 status hay về sự cô đơn dành cho hội độc thân đang gây sốt

Thương xót, đồng cảm với số phận của người con gái tài tình mà bạc mệnh, Nguyễn Du viết ra bài thơ này. Những người phụ nữ có tài có sắc nhưng đường đời truân chuyên bất hạnh cũng là cảm hứng lớn trong sáng tác của Nguyễn Du.

Độc tiểu thanh ký, kể về chuyện của nàng Tiểu Thanh, một người con gái tài sắc vẹn toàn hưng vì làm vợ lẽ nên bị vở cả ghen và bắt ra sống riêng ở Cô Sơn cạnh Tây Hồ. Buồn rầu, nàng sinh bệnh chết và để lại tập thơ. Nhưng vợ cả vẫn ghen nên đốt tập thơ, chỉ còn lại một số bài thơ tập hợp trong “phần dư”. Bản thân cuộc đời Tiểu Thanh cũng đã để lại niềm thuơng cảm sâu sắc cho Nguyễn Du.

Bài thơ viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật. Bài thơ thể hiện tình cảm sâu sắc của nhà thơ Nguyễn Du, khóc người cũng là để tự khóc mình, thể hiện tâm sự của nhà thơ trước thời cuộc.

Hai câu đề cả bài thơ miêu tả cuộc gặp gỡ với tiếng lòng của Tiểu Thanh:

Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư

Độc điếu song tiền nhất chỉ thư

(Tây hồ cảnh đẹp hóa gò hoang

Thổn thức bên song mảnh giấy tàn)

Hai câu thơ có sức gợi, sức ảm ánh rất lớn, khiến người đọc tưởng tưởng ra không gian, khung cảnh rất xa xa – nơi người con gái bạc mệnh đã từng sống. Tây Hồ là nơi cảnh đẹp hữu tình nhưng lại hóa gò hoang váng, heo hút vì có người con gái mãi mãi chon vùi tuổi thanh xuân của mình ở đây.

Xem thêm:  Phố cũ vắng em - Trung Kiên

Những tâm sự chồng chất ấy, nàng đã giãi bày qua những vần thơ đẫm nước măt. Hình ảnh người con gái có chồng cũng như không, một mình vò võ, “thổn thức” bên song cửa sổ với những mảnh giấy tàn viết nên tâm sự đau lòng.

Không còn gì buồn và thê thảm hơn khi “có chồng hờ hững cũng như không”. Cuộc đời của những người phụ nữ xinh đẹp, tài hoa trong xã hội phong kiến dường như đều bị chà đạp như thế.

Nguyễn Du có cảm giác như mảnh giấy tàn ấy vẫn còn vương vấn linh hồn của nàng, còn phảng phất cho đến tận bây giờ.

Ông xót xa cho than phận bạc mệnh đó

Son phấn có thần chon vẫn hận

Văn chương không mệnh đốt còn vương

Hai câu thơ này đã toát lên sự xót xa, chua xót đến tột độ của Nguyễn Du khi nghĩ đến người con gái mệnh bạc ấy. Đã 300 năm trôi qua nhưng hình ảnh của nàng vẫn còn vương vấn, khiến người đòi về sau không khỏi xót thương. Tác giả dùng từ « son phấn » để chỉ nhan sắc của người con gái dù có xinh đẹp bao nhiêu thì cũng bị vùi dập, chà đạp không tiếc thương, cuối cùng đành ôm hận mà chết. Những trang thơ mà nàng viết, bị người ta đốt cháy hết thì nó vẫn còn được lưu truyền cho đến ngày nay.

Hai câu luận đã thể hiện được sự đồng cảm, xót xa cho thân phận tài hoa này:

Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi

Cái án phong lưu khách tự mang

Xem thêm:  Nguyễn Lãm Thắng và Phần Quê hương, đất nước (Tập 1008 bài thơ thiếu nhi)

Hai câu thơ cất lên đầy sự tuyêt vọng, ai oán và u sầu nặng nề. Hỏi trời cao, trời không thấu, trách kẻ bạc tình, người không hay. Nguyễn Du thốt lên một câu hỏi đầy chua xót nhưng nhận về mình nhiều khổ đau. Những người phụ nữ tài hoa, xinh đẹp tư xưa đến nay dường như đã mang trong mình cái “án” oan nghiệt, không thể rũ bỏ được.Hay chính xã hội phong kiến đã đẩy họ vào bước

đường cùng nhiều chua cay như thế này.

Và ở hai câu kết, tác giả đã vận vào bản thân mình, vận sự bạc mệnh của người phụ nữ tài hoa ấy

Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa

Người đời ai khóc Tố Như chăng?

Một câu hỏi tu từ đầy ngậm ngùi và chua xót khi nghĩ đến cảnh mình sau 300 năm nữa. Tiểu Thanh sau 300 năm vẫn khiến người đọc xót xa, day dứt, nhưng liệu rằng mình có còn được như thế, hay hóa thành cát bụi.

Câu hỏi đậm giá trị nhân văn, ông muốn hỏi dò tâm ý của mọi người khi nghĩ đến số phận của những người tài hoa sau một thời gian dài sẽ như thế nào. Từ số kiếp tài hoa bạc mệnh của Tiểu Thanh, ông đã liên tưởng đến cuộc đời nhiều sóng gió của bản thân mình. Câu thơ còn khiến cho người đọc phải nghĩ,phải day dứt và xót xa trăm nghìn lần.

Bài thơ Độc tiểu thanh ký của Nguyễn Du là một kiệt tác để lại trong lòng người đọc nhiều nỗi niềm thương cảm về số phận bất hạnh của nhiều người trong xã hội, lên án xã hội chà đạp lên nhân phẩm của họ.

Theo Thuvientho.com

Check Also

Những bài thơ hay về hoa cúc họa mi

Những bài thơ hay về hoa cúc họa mi

Hoa cúc họa mi còn được gọi là hoa cúc dại hay là hoa cúc …