Home / Chùm thơ chọn lọc / Trọn bộ tập thơ Thần Khúc vang danh của nhà thơ Dante Alighieri phần 2

Trọn bộ tập thơ Thần Khúc vang danh của nhà thơ Dante Alighieri phần 2

Trọn bộ tập thơ Thần Khúc vang danh của nhà thơ Dante Alighieri phần 2

Nhắc đến nhà thơ Dante Alighieri chúng ta liền nhớ đến tập thơ Thần Khúc vang danh của ông. Trong tác phẩm vĩ đại này, Dante đặt ra cho mình một mục đích vĩ đại: giúp loài người thoát khỏi nỗi sợ hãi trước cái chết. Nhiệm vụ này ở thời bấy giờ là vô cùng quan trọng: trong linh hồn con người có một nỗi sợ về những cực hình ở Địa ngục mà người ta vẫn nghe qua những lời rao giảng và thuyết giáo. Tập thơ được nhiều nhà nghiên cứu văn học đánh giá cao và trân trọng. Hãy cùng Thuvientho.com cảm nhận nhé!

Khúc V Canto V

Coś discesi del cerchio primaio

giù nel secondo, che men loco cinghia,

e tanto più dolor, che punge a guaio.

Stavvi Miṇs orribilmente, e ringhia:

essamina le colpe ne l’intrata;

giudica e manda secondo ch’avvinghia.

Dico che quando l’anima mal nata

li vien dinanzi, tutta si confessa;

e quel conoscitor de le peccata

vede qual loco d’inferno è da essa;

cignesi con la coda tante volte

quantunque gradi vuol che giù sia messa.

Sempre dinanzi a lui ne stanno molte;

vanno a vicenda ciascuna al giudizio;

dicono e odono, e poi son giù volte.

«O tu che vieni al doloroso ospizio»,

disse Miṇs a me quando mi vide,

lasciando l’atto di cotanto offizio,

«guarda com’entri e di cui tu ti fide;

non t’inganni l’ampiezza de l’intrare!».

E ‘l duca mio a lui: «Perché pur gride?

Non impedir lo suo fatale andare:

vuolsi coś colà dove si puote

cị che si vuole, e più non dimandare».

Or incomincian le dolenti note

a farmisi sentire; or son venuto

là dove molto pianto mi percuote.

Io venni in loco d’ogne luce muto,

che mugghia come fa mar per tempesta,

se da contrari venti è combattuto.

La bufera infernal, che mai non resta,

mena li spirti con la sua rapina;

voltando e percotendo li molesta.

Quando giungon davanti a la ruina,

quivi le strida, il compianto, il lamento;

bestemmian quivi la virtù divina.

Intesi ch’a coś fatto tormento

enno dannati i peccator carnali,

che la ragion sommettono al talento.

E come li stornei ne portan l’ali

nel freddo tempo, a schiera larga e piena,

coś quel fiato li spiriti mali

di qua, di là, di giù, di sù li mena;

nulla speranza li conforta mai,

non che di posa, ma di minor pena.

E come i gru van cantando lor lai,

faccendo in aere di sé lunga riga,

coś vid’io venir, traendo guai,

ombre portate da la detta briga;

per ch’i’ dissi: «Maestro, chi son quelle

genti che l’aura nera ś gastiga?».

«La prima di color di cui novelle

tu vuo’ saper», mi disse quelli allotta,

«fu imperadrice di molte favelle.

A vizio di lussuria fu ś rotta,

che libito fé licito in sua legge,

per ṭrre il biasmo in che era condotta.

Ell’è Semiraḿs, di cui si legge

che succedette a Nino e fu sua sposa:

tenne la terra che ‘l Soldan corregge.

L’altra è colei che s’ancise amorosa,

e ruppe fede al cener di Sicheo;

poi è Cleopatràs lussuriosa.

Elena vedi, per cui tanto reo

tempo si volse, e vedi ‘l grande Achille,

che con amore al fine combatteo.

Vedi Paŕs, Tristano»; e più di mille

ombre mostrommi e nominommi a dito,

ch’amor di nostra vita dipartille.

Poscia ch’io ebbi il mio dottore udito

nomar le donne antiche e ‘ cavalieri,

pietà mi giunse, e fui quasi smarrito.

I’ cominciai: «Poeta, volontieri

parlerei a quei due che ‘nsieme vanno,

e paion ś al vento esser leggeri».

Ed elli a me: «Vedrai quando saranno

più presso a noi; e tu allor li priega

per quello amor che i mena, ed ei verranno».

Ś tosto come il vento a noi li piega,

mossi la voce: «O anime affannate,

venite a noi parlar, s’altri nol niega!».

Quali colombe dal disio chiamate

con l’ali alzate e ferme al dolce nido

vegnon per l’aere dal voler portate;

cotali uscir de la schiera ov’è Dido,

a noi venendo per l’aere maligno,

ś forte fu l’affettuoso grido.

«O animal grazioso e benigno

che visitando vai per l’aere perso

noi che tignemmo il mondo di sanguigno,

se fosse amico il re de l’universo,

noi pregheremmo lui de la tua pace,

poi c’hai pietà del nostro mal perverso.

Di quel che udire e che parlar vi piace,

noi udiremo e parleremo a voi,

mentre che ‘l vento, come fa, ci tace.

Siede la terra dove nata fui

su la marina dove ‘l Po discende

per aver pace co’ seguaci sui.

Amor, ch’al cor gentil ratto s’apprende

prese costui de la bella persona

che mi fu tolta; e ‘l modo ancor m’offende.

Amor, ch’a nullo amato amar perdona,

mi prese del costui piacer ś forte,

che, come vedi, ancor non m’abbandona.

Amor condusse noi ad una morte:

Caina attende chi a vita ci spense».

Queste parole da lor ci fuor porte.

Quand’io intesi quell’anime offense,

china’ il viso e tanto il tenni basso,

fin che ‘l poeta mi disse: «Che pense?».

Quando rispuosi, cominciai: «Oh lasso,

quanti dolci pensier, quanto disio

meṇ costoro al doloroso passo!».

Poi mi rivolsi a loro e parla’ io,

e cominciai: «Francesca, i tuoi mart́ri

a lagrimar mi fanno tristo e pio.

Ma dimmi: al tempo d’i dolci sospiri,

a che e come concedette Amore

che conosceste i dubbiosi disiri?».

E quella a me: «Nessun maggior dolore

che ricordarsi del tempo felice

ne la miseria; e cị sa ‘l tuo dottore.

Ma s’a conoscer la prima radice

del nostro amor tu hai cotanto affetto,

diṛ come colui che piange e dice.

Noi leggiavamo un giorno per diletto

di Lancialotto come amor lo strinse;

soli eravamo e sanza alcun sospetto.

Per più fiate li occhi ci sospinse

quella lettura, e scolorocci il viso;

ma solo un punto fu quel che ci vinse.

Quando leggemmo il disiato riso

esser basciato da cotanto amante,

questi, che mai da me non fia diviso,

la bocca mi bascị tutto tremante.

Galeotto fu ‘l libro e chi lo scrisse:

quel giorno più non vi leggemmo avante».

Mentre che l’uno spirto questo disse,

l’altro piangea; ś che di pietade

io venni men coś com’io morisse.

E caddi come corpo morto cade.

Dịch

Từ tầng một xuống tầng hai,

Không gian hẹp dần nhưng nỗi đau càng lớn,

Càng nhiều hơn tiếng rền rĩ khóc than!

Miniot đứng đó, nghiến răng khủng khiếp,

Khảo tội từng người mới tới,

Phán quyết, rồi đuổi đi, theo số vòng roi quay tít!

Xin nói rõ: khi một linh hồn khốn khổ,

Đến trình diện và cung khai tất cả,

Thì vị chuyên gia về tội trạng

Cân nhắc chỗ giam thích đáng,

Xoay roi mấy vòng,

Để chỉ định số tầng địa ngục!

Các âm hồn hối hả, chen chúc,

Kẻ trước người sau chờ phán xét,

Họ kháo nhau, lắng nghe, rồi quỵ xuống!

“Ô, sao ngươi cũng tới đây, nhà khách thập phương đau khổ?”

Miniot thốt lên khi nhận ra tôi

Quên cả phận sự đang làm!

“Vì sao ngươi lại đến, vì ai ngươi tin tưởng?

Hay lạc bước chỉ vì cổng vào rộng mở?”

Người hướng dẫn tôi liền bảo: – “Sao lại gào lên thế?

Đừng cản ngăn cuộc du hành định mệnh,

Điều này do nơi có quyền năng quyết định,

Mà điều đó, ngươi cũng đừng gặng hỏi làm chi!”

Bây giờ tôi mới nhận thấy mọi cảnh khổ đau,

Tôi đã tới và đã được nghe,

Muôn vàn tiếng khóc than ùa tới!

Nơi đây, mọi ánh sáng đều tắt ngấm,

Chỉ nghe tiếng gầm rít như biển đang bão tố,

Giằng xé nhau những luống gió ngược chiều!

Trận cuồng phong như không bao giờ dứt!

Cuốn các âm hồn theo cơn điên của nó

Bị vần xoay, bị va đập, bị quấy rầy!

Khi chúng đến lối đi đất lở,

Thì ồn lên tiếng khóc, tiếng than,

Ồn lên đủ mọi lời báng bổ Thánh Thần!

Tôi hiểu những cực hình đó,

Là số phận những tội đồ về xác thịt,

Đã đặt dục vọng lên trên lý trí!

Như đôi cánh quắp theo bầy sáo đá,

Lượn xoay vòng trong khí trời lạnh giá,

Trận cuồng phong cuốn theo những linh hồn tội lỗi.

Cuốn khắp đó đây, tung lên rồi hạ xuống,

Không một chút hi vọng được nghỉ ngơi,

Không một chút hi vọng cực hình sẽ giảm bớt!

Như đàn sếu gào lên thảm thiết,

Tạo thành hàng dằng dặc trên không,

Trút lại bao lời than khóc!

“Những âm hồn bị cuồng phong giằng xé,

Thưa thầy, họ là ai?

Mà bị luồng gió đen trừng phạt?”

“Người đầu tiên trong số người con muốn biết,

Bấy giờ thầy tôi cất tiếng – Là một nữ hoàng,

Xưa từng cai trị nhiều dân tộc.

Bà ta là người quỷ quyệt

Đã biến thói dâm ô thành hợp pháp,

Mong thoát khỏi mọi lời đàm tiếu.

Đó là Semiramite mà người ta biết được.

Là hoàng hậu kế vị Nino

Cai quản đô thành mà quốc vương từng cai trị

Kế đến là người phụ nữ đã vì tình mà tự sát,

Phản lại nắm xương tàn của chồng cũ Sieko,

Rồi Cleopat nữ hoàng dâm đãng,

Còn kia là Elene, vì nàng,

Đã nổ ra cả một thời thê thảm,

Kia là Akile vĩ đại, cuối cùng đã chiến đấu với tình yêu!

Người thấy Patritse, Toritssano và hơn nghìn người khác

Thầy kể tên và lấy tay chỉ trỏ,

Những linh hồn mà Ái tình đã loại khỏi trần gian!”

Khi lắng nghe nhà học giả,

Điểm lại tên tuổi bao hiệp sĩ, giai nhân thưở trước,

Tình xót thương khiến lòng tôi xao xuyến!

Tôi nói: – “Hỡi nhà thơ, tôi sẽ vui lòng trò chuyện,

Với cặp gái trai đang cùng nhau sánh bước,

Nhẹ nhàng như làn gió thoảng!”

Thầy đáp: – “Ngươi sẽ gặp,

Và hãy thỉnh cầu, khi họ tới gần ta,

Họ sẽ tới, theo tình yêu dẫn dắt”.

Ngay khi gió đẩy họ về phía chúng tôi,

Tôi đã hỏi: – “Hỡi hai linh hồn đau khổ,

Hãy đến trò chuyện với chúng tôi nếu không có gì ngăn trở!”

Như đôi chim câu theo tiếng gọi của đam mê,

Sải thẳng cánh hướng về tổ ấm,

Vượt không khí theo niềm hi vọng!

Thế là tách khỏi nhóm Dido,

Tách khỏi bầu âm khí tiến về phía chúng tôi,

Hiệu nghiệm biết bao, lời cầu khẩn thân thương!

“Hỡi sinh linh đáng yêu và nhân hậu,

Đã đến thăm chúng tôi trong địa ngục tối tăm.

Chúng tôi, những kẻ đã nhuộm máu phàm trần!

Nếu Thượng Đế vẫn còn là bạn của chúng tôi,

Thì chúng tôi cầu cho Ngài vạn sự bình yên.

Vì Ngài đã rủ lòng thương chúng tôi trong nỗi đau dằn vặt!

Ngài muốn nghe, muốn hỏi điều gì?

Chúng tôi xin vâng và bộc lộ cùng Ngài,

Khi cơn gió nơi đây tạm thời lắng dịu!

Xứ sở tôi sinh ra ở cạnh ven sông,

Nơi sông Po hạ thấp dòng chảy,

Hòa thành các chi lưu đổ ra biển cả!

Ái tình chiếm đoạt nhanh sao những trái tim khả ái!

Chiếm đoạt những chàng trai tuấn tú

Tôi đã như thế, và điều đó vẫn làm tôi xúc động!

Ái tình muốn yêu tất cả, và muốn được yêu đáp lại,

Vẻ dịu dàng của chàng quyến rũ tôi mãnh liệt!

Ngài thấy đấy, chẳng bao giờ chàng sẽ xa tôi!

Ái tình đã dẫn hai chúng tôi đến cùng cái chết,

Ngục Caina giờ đang chờ kẻ sát hại chúng tôi!”

Đó là tất cả những gì tôi nghe được!

Nghe câu chuyện hai tâm hồn đau đớn,

Tôi cúi đầu và cúi mãi thấp hơn!

Khiến nhà thơ phải hỏi: – “Ngươi đang nghĩ gì vậy?”

Với lời lẽ sau đây tôi đáp: -“Than ôi!

Dịu dàng biết bao ý tưởng đam mê!

Đã đưa họ đến một kết cục đau lòng!”

Rồi quay về phía họ tôi nói:

“Hỡi Francesca, cái chết vì tình yêu của nàng

Khiến ta bao xiết đau buồn và chỉ muốn khóc,

Hãy cho ta hay: Thưở ban đầu trong hơi thở ngọt ngào

Dấu hiệu nào và tình yêu đã cho phép ra sao?

Mà hai ngươi đã thầm hiểu nỗi lòng nhau thầm kín?”

Nàng đáp: “Không gì đau đớn hơn,

Phải nhớ lại những ngày hạnh phúc,

Giữa thời khốn khổ, vị học giả của Ngài ắt biết rõ!

Nhưng nếu Ngài muốn tỏ rõ nguồn cơn

Tình yêu của chúng tôi, hỡi người nhân ái,

Tôi sẽ nói, vừa khóc, vừa bày tỏ…

Một hôm cùng đọc truyện Lansalotto

Biết ái tình đã chiếm đoạt ra sao chàng tuổi trẻ,

Chỉ có hai chúng tôi, và không có gì đáng ngại…

Nhiều lần cuốn truyện khiến chúng tôi ngước lên,

Mắt trong mắt và cả hai cùng tái mặt!

Chỉ một điểm thôi: cả hai cùng khuất phục!

Đọc đến chỗ khóe miệng cười ham muốn,

Nhận được nụ cười của người tình yêu quý,

Từ đó không bao giờ chàng xa lìa tôi nữa!

Cái miệng hôn tôi cực kỳ run rẩy,

Galeotto là cuốn sách và ai đã viết ra,

Từ ngày ấy chúng tôi không dám đọc gì thêm!”

Trong lúc người này kể,

Người kia nức nở khóc hoài!

Còn tôi, lòng quặn đau đến chết,

Ngã quỵ xuống như một thây ma!

Khúc VI Inferno: Canto VI

Al tornar de la mente, che si chiuse

dinanzi a la pietà d’i due cognati,

che di trestizia tutto mi confuse,

novi tormenti e novi tormentati

mi veggio intorno, come ch’io mi mova

e ch’io mi volga, e come che io guati.

Io sono al terzo cerchio, de la piova

etterna, maladetta, fredda e greve;

regola e qualità mai non l’è nova.

Grandine grossa, acqua tinta e neve

per l’aere tenebroso si riversa;

pute la terra che questo riceve.

Cerbero, fiera crudele e diversa,

con tre gole caninamente latra

sovra la gente che quivi è sommersa.

Li occhi ha vermigli, la barba unta e atra,

e ‘l ventre largo, e unghiate le mani;

graffia li spirti, ed iscoia ed isquatra.

Urlar li fa la pioggia come cani;

de l’un de’ lati fanno a l’altro schermo;

volgonsi spesso i miseri profani.

Quando ci scorse Cerbero, il gran vermo,

le bocche aperse e mostrocci le sanne;

non avea membro che tenesse fermo.

E ‘l duca mio distese le sue spanne,

prese la terra, e con piene le pugna

la gitṭ dentro a le bramose canne.

Qual è quel cane ch’abbaiando agogna,

e si racqueta poi che ‘l pasto morde,

ché solo a divorarlo intende e pugna,

cotai si fecer quelle facce lorde

de lo demonio Cerbero, che ‘ntrona

l’anime ś, ch’esser vorrebber sorde.

Noi passavam su per l’ombre che adona

la greve pioggia, e ponavam le piante

sovra lor vanità che par persona.

Elle giacean per terra tutte quante,

fuor d’una ch’a seder si leṿ, ratto

ch’ella ci vide passarsi davante.

«O tu che se’ per questo ‘nferno tratto»,

mi disse, «riconoscimi, se sai:

tu fosti, prima ch’io disfatto, fatto».

E io a lui: «L’angoscia che tu hai

forse ti tira fuor de la mia mente,

ś che non par ch’i’ ti vedessi mai.

Ma dimmi chi tu se’ che ‘n ś dolente

loco se’ messo e hai ś fatta pena,

che, s’altra è maggio, nulla è ś spiacente».

Ed elli a me: «La tua città, ch’è piena

d’invidia ś che già trabocca il sacco,

seco mi tenne in la vita serena.

Voi cittadini mi chiamaste Ciacco:

per la dannosa colpa de la gola,

come tu vedi, a la pioggia mi fiacco.

E io anima trista non son sola,

ché tutte queste a simil pena stanno

per simil colpa». E più non fé parola.

Io li rispuosi: «Ciacco, il tuo affanno

mi pesa ś, ch’a lagrimar mi ‘nvita;

ma dimmi, se tu sai, a che verranno

li cittadin de la città partita;

s’alcun v’è giusto; e dimmi la cagione

per che l’ha tanta discordia assalita».

E quelli a me: «Dopo lunga tencione

verranno al sangue, e la parte selvaggia

caccerà l’altra con molta offensione.

Poi appresso convien che questa caggia

infra tre soli, e che l’altra sormonti

con la forza di tal che testé piaggia.

Alte terrà lungo tempo le fronti,

tenendo l’altra sotto gravi pesi,

come che di cị pianga o che n’aonti.

Giusti son due, e non vi sono intesi;

superbia, invidia e avarizia sono

le tre faville c’hanno i cuori accesi».

Qui puose fine al lagrimabil suono.

E io a lui: «Ancor vo’ che mi ‘nsegni,

e che di più parlar mi facci dono.

Farinata e ‘l Tegghiaio, che fuor ś degni,

Iacopo Rusticucci, Arrigo e ‘l Mosca

e li altri ch’a ben far puoser li ‘ngegni,

dimmi ove sono e fa ch’io li conosca;

ché gran disio mi stringe di savere

se ‘l ciel li addolcia, o lo ‘nferno li attosca».

E quelli: «Ei son tra l’anime più nere:

diverse colpe giù li grava al fondo:

se tanto scendi, là i potrai vedere.

Ma quando tu sarai nel dolce mondo,

priegoti ch’a la mente altrui mi rechi:

più non ti dico e più non ti rispondo».

Li diritti occhi torse allora in biechi;

guardommi un poco, e poi chiṇ la testa:

cadde con essa a par de li altri ciechi.

E ‘l duca disse a me: «Più non si desta

di qua dal suon de l’angelica tromba,

quando verrà la nimica podesta:

ciascun rivederà la trista tomba,

ripiglierà sua carne e sua figura,

udirà quel ch’in etterno rimbomba».

Ś trapassammo per sozza mistura

de l’ombre e de la pioggia, a passi lenti,

toccando un poco la vita futura;

per ch’io dissi: «Maestro, esti tormenti

crescerann’ei dopo la gran sentenza,

o fier minori, o saran ś cocenti?».

Ed elli a me: «Ritorna a tua scienza,

che vuol, quanto la cosa è più perfetta,

più senta il bene, e coś la doglienza.

Tutto che questa gente maladetta

in vera perfezion già mai non vada,

di là più che di qua essere aspetta».

Noi aggirammo a tondo quella strada,

parlando più assai ch’i’ non ridico;

venimmo al punto dove si digrada:

quivi trovammo Pluto, il gran nemico.

Dịch

Tầng Địa ngục thứ II. Siacco, âm hồn quê ở Firenze, tiên đoán về diễn biến tương lai của thành phố mình.

Hồi tỉnh lại sau cơn ngất xỉu,

Xót thương thay cho những người thân,

Lòng tôi tràn ngập nỗi buồn đau.

Chung quanh và khắp nơi tôi ngoái nhìn,

Những nơi đã qua và những nơi đã thấy,

Đâu đâu cũng chỉ cực hình mới và đau khổ mới.

Tôi đang ở tầng ba Địa ngục,

Mưa liên hồi, lạnh buốt thấu xương,

Và cứ thế, không hề thay đổi.

Mưa đá, mưa đen và mưa tuyết,

Trút xuống từ không trung tối mịt,

Còn mặt đất nồng nặc mùi xú uế.

Con quái vật Sebero độc ác,

Cả ba mõm cũng sủa lên như chó,

Hướng về đám người ngập chìm trong nước.

Mắt đỏ ngầu, râu ria đen bóng,

Bụng to kềnh, tay đầy vuốt nhọn,

Cào cấu, lột da, xé xác các âm hồn.

Mưu khiến chúng gào lên như chó,

Lấy sườn này làm mộc che sườn kia,

Khiến chúng nó cứ phải liên tục xoay mình.

Khi Sebero nhìn thấy chúng tôi,

Ba mõm há hốc và khoe răng nhọn,

Không âm hồn nào là không run sợ!

Thầy dẫn đường xòe rộng bàn tay,

Bốc một nắm đấy đầy,

Ném thẳng vào những mõm đang thèm khát.

Như con chó tham ăn đang sủa,

Bỗng câm ngay vì mồi đã dính răng,

Nó hăm hở một mình ngấu nghiến.

Thế đấy, ba cái mồm thú vật,

Của quỷ Sebero quấy rầy quá đáng,

Khiến các âm hồn chỉ mong được điếc!

Chúng tôi đi giữa những âm hồn,

Mưa vẫn nặng nề dồn dập,

Chân đặt lên hư không hay các âm hồn.

Tất cả chúng đều nằm lăn trên mặt đất,

Bỗng có một người bật dậy rất nhanh,

Ngay khi vừa thoạt thấy chúng tôi đi qua.

“Kìa anh, ai đưa anh đến chốn này?

Hồn nói: – Có biết tôi không, nếu anh có thể,

Vì anh đã được tạo ra trước khi tôi bị hủy?”

Tôi đáp: – “Nỗi đau khổ mà người đang chịu,

Đã xóa nhòa mọi ký ức của tôi.

Đến mức thấy như chưa hề quen biết.

Hãy nói cho tôi hay ngươi là ai?

Mà phải ở chốn thảm sầu này với cực hình như thế.

Mà đến kẻ có tội nặng hơn cũng phải bất bình.”

Hồn đáp: – “Đô thành của ngươi chất đầy dục vọng

Như cái túi căng đầy sắp bật tung.

Kìm giữ ta trong đó, giữa cuộc đời thanh thản.

Đồng bào ngươi vẫn gọi ta là Siacco,

Tội trạng ta chỉ vì lỡ miệng,

Ngươi thấy đấy trận mưa kia làm ta kiệt quệ.

Và ta, không phải là tội nhân duy nhất,

Tất cả bọn ở đây, tội giống nhau và hình phạt giống nhau”.

Rồi sau đó không nói thêm lời nào nữa!

Tôi đáp: – “Hỡi Siacco nỗi khổ cực của ngươi,

Khiến ta chỉ trực rơi nước mắt,

Nhưng nếu biết hãy nói ta hay cái gì sẽ đến?

Những công dân của thành phố chúng ta chia năm sẻ bảy,

Trong đó họ liệu có ai đúng đắn?

Mà vì sao sự bất hòa lại căng như thế?”

Hồn trả lời: – “Sau cuộc đấu kéo dài,

Sẽ dẫn đến đổ máu và phe nhà quê,

Sẽ đuổi phe kia trong cuộc phản công khủng khiếp.

Nhưng rồi phe nhà quê suy đốn,

Sau ba vòng mặt trời, phe kia lại thắng,

Nhờ quyển lực một người mà đến nay vẫn dấu tên.

Một thời gian dài phe thắng ngẩng cao đầu,

Kìm phe kia dưới xiềng xích nặng nề,

Với bao khổ đau và nhục nhã.

Chính trực thì chỉ có hai người, nhưng chẳng ai theo,

Kiêu căng tham vọng và keo kiệt.

Là ba ngọn lửa thiêu cháy mọi con tim!”

Đến đây hồn tạm ngừng, lời nói đẫm nước mắt,

Tôi vội nói: – “Tôi mong người chỉ bảo thêm,

Mong người nói cho nhiều tin tức khác”.

“Farinata và Tecghiaio hai con người dũng khí,

Jacoppo Rossicusi, Arigo và Mosca

Và những người khác đã cố sức làm việc tốt.”

“Xin cho biết giờ họ ở đâu và giúp tôi làm quen với họ,

Vì tôi thiết tha muốn biết,

Họ đang hưởng phúc trên cao, hay phải uống thuốc độc Địa Ngục?”

Đáp: – “Họ đang ở với những âm hồn đen tối nhất,

Những tội khác nhau giữ họ dưới đáy sâu,

Nếu xuống nữa, ngươi sẽ gặp.

Nhưng khi trở về nơi dương thế êm đềm,

Cầu xin ngươi nhắc nhở mọi người nhớ đến ta,

Thôi không dài dòng nữa và ta sẽ không nói nữa!”

Đôi mắt đang nhìn thẳng bỗng dưng biến dạng,

Nhìn tôi lần cuối rồi cúi đầu,

Ngã vật xuống giữa đám người mù tối.

Người hướng đạo liền bảo: “Anh ta sẽ không ngóc đầu lên được nữa,

Cho đến khi tiếng kèn thiên thần cất lên,

Khi quyền lực siêu phàm sẽ tới:

Mọi người sẽ quay lại nấm mồ riêng buồn thảm

Nhận lại hình hài và khuôn mặt khi xưa.

Để lắng nghe lời phán xét vĩnh hằng”

Chúng tôi đã đi qua một nơi kinh tởm,

Bước chầm chậm giữa mưa và đám âm hồn,

Vừa trao đổi đôi chút về kiếp đời hậu vận.

Tôi hỏi: – “Thầy ơi, những cực hình này,

Sau lời tối cao phán xét,

Sẽ giảm nhẹ, tăng thêm hay vẫn nguyên đau đớn?”

Thầy đáp: – “Hãy quay về khoa kinh viện của ngươi,

Đã dạy rằng: Khi sự vật càng hoàn thiện,

Thì càng nhận rõ điều hay và nỗi khổ.

Dẫu đám âm hồn đáng nguyền rủa này,

Không thể nào đạt tới hoàn thiện,

Cái đợi chúng chỉ có thể tồi tệ hơn!”

Chúng tôi men theo đường trong vòng quanh tầng ngục,

Trò chuyện nhiều đến nỗi tôi không nhớ hết,

Rồi chúng tôi đến lối đi xuống sâu hơn.

Ở đó chúng tôi gặp Pluto kẻ thù lớn nhất.

Khúc VII Inferno: Canto VII

«Pape Satàn, pape Satàn aleppe!»,

cominciò Pluto con la voce chioccia;

e quel savio gentil, che tutto seppe,

disse per confortarmi: «Non ti noccia

la tua paura; ché, poder ch’elli abbia,

non ci torrà lo scender questa roccia».

Poi si rivolse a quella ‘nfiata labbia,

e disse: «Taci, maladetto lupo!

consuma dentro te con la tua rabbia.

Non è sanza cagion l’andare al cupo:

vuolsi ne l’alto, là dove Michele

fé la vendetta del superbo strupo».

Quali dal vento le gonfiate vele

caggiono avvolte, poi che l’alber fiacca,

tal cadde a terra la fiera crudele.

Così scendemmo ne la quarta lacca

pigliando più de la dolente ripa

che ‘l mal de l’universo tutto insacca.

Ahi giustizia di Dio! tante chi stipa

nove travaglie e pene quant’io viddi?

e perché nostra colpa sì ne scipa?

Come fa l’onda là sovra Cariddi,

che si frange con quella in cui s’intoppa,

così convien che qui la gente riddi.

Qui vid’i’ gente più ch’altrove troppa,

e d’una parte e d’altra, con grand’urli,

voltando pesi per forza di poppa.

Percoteansi ‘ncontro; e poscia pur lì

si rivolgea ciascun, voltando a retro,

gridando: «Perché tieni?» e «Perché burli?».

Così tornavan per lo cerchio tetro

da ogne mano a l’opposito punto,

gridandosi anche loro ontoso metro;

poi si volgea ciascun, quand’era giunto,

per lo suo mezzo cerchio a l’altra giostra.

E io, ch’avea lo cor quasi compunto,

dissi: «Maestro mio, or mi dimostra

che gente è questa, e se tutti fuor cherci

questi chercuti a la sinistra nostra».

Ed elli a me: «Tutti quanti fuor guerci

sì de la mente in la vita primaia,

che con misura nullo spendio ferci.

Assai la voce lor chiaro l’abbaia

quando vegnono a’ due punti del cerchio

dove colpa contraria li dispaia.

Questi fuor cherci, che non han coperchio

piloso al capo, e papi e cardinali,

in cui usa avarizia il suo soperchio».

E io: «Maestro, tra questi cotali

dovre’ io ben riconoscere alcuni

che furo immondi di cotesti mali».

Ed elli a me: «Vano pensiero aduni:

la sconoscente vita che i fé sozzi

ad ogne conoscenza or li fa bruni.

In etterno verranno a li due cozzi:

questi resurgeranno del sepulcro

col pugno chiuso, e questi coi crin mozzi.

Mal dare e mal tener lo mondo pulcro

ha tolto loro, e posti a questa zuffa:

qual ella sia, parole non ci appulcro.

Or puoi, figliuol, veder la corta buffa

d’i ben che son commessi a la fortuna,

per che l’umana gente si rabbuffa;

ché tutto l’oro ch’è sotto la luna

e che già fu, di quest’anime stanche

non poterebbe farne posare una».

«Maestro mio», diss’io, «or mi dì anche:

questa fortuna di che tu mi tocche,

che è, che i ben del mondo ha sì tra branche?».

E quelli a me: «Oh creature sciocche,

quanta ignoranza è quella che v’offende!

Or vo’ che tu mia sentenza ne ‘mbocche.

Colui lo cui saver tutto trascende,

fece li cieli e diè lor chi conduce

sì ch’ogne parte ad ogne parte splende,

distribuendo igualmente la luce.

Similemente a li splendor mondani

ordinò general ministra e duce

che permutasse a tempo li ben vani

di gente in gente e d’uno in altro sangue,

oltre la difension d’i senni umani;

per ch’una gente impera e l’altra langue,

seguendo lo giudicio di costei,

che è occulto come in erba l’angue.

Vostro saver non ha contasto a lei:

questa provede, giudica, e persegue

suo regno come il loro li altri dèi.

Le sue permutazion non hanno triegue;

necessità la fa esser veloce;

sì spesso vien chi vicenda consegue.

Quest’è colei ch’è tanto posta in croce

pur da color che le dovrien dar lode,

dandole biasmo a torto e mala voce;

ma ella s’è beata e ciò non ode:

con l’altre prime creature lieta

volve sua spera e beata si gode.

Or discendiamo omai a maggior pieta;

già ogne stella cade che saliva

quand’io mi mossi, e ‘l troppo star si vieta».

Noi ricidemmo il cerchio a l’altra riva

sovr’una fonte che bolle e riversa

per un fossato che da lei deriva.

L’acqua era buia assai più che persa;

e noi, in compagnia de l’onde bige,

intrammo giù per una via diversa.

In la palude va c’ha nome Stige

questo tristo ruscel, quand’è disceso

al piè de le maligne piagge grige.

E io, che di mirare stava inteso,

vidi genti fangose in quel pantano,

ignude tutte, con sembiante offeso.

Queste si percotean non pur con mano,

ma con la testa e col petto e coi piedi,

troncandosi co’ denti a brano a brano.

Lo buon maestro disse: «Figlio, or vedi

l’anime di color cui vinse l’ira;

e anche vo’ che tu per certo credi

che sotto l’acqua è gente che sospira,

e fanno pullular quest’acqua al summo,

come l’occhio ti dice, u’ che s’aggira.

Fitti nel limo, dicon: “Tristi fummo

ne l’aere dolce che dal sol s’allegra,

portando dentro accidioso fummo:

or ci attristiam ne la belletta negra”.

Quest’inno si gorgoglian ne la strozza,

ché dir nol posson con parola integra».

Così girammo de la lorda pozza

grand’arco tra la ripa secca e ‘l mézzo,

con li occhi vòlti a chi del fango ingozza.

Venimmo al piè d’una torre al da sezzo.

Xem thêm:  Tuyển Tập Thơ Đồng Đức Bốn Đặc Sắc Đi Cùng Năm Tháng

Dịch

Pluto kêu lên, giọng khàn khàn.

Nhưng nhà hiền triết mọi điều thông tỏ

Trấn an tôi: – “Đừng để nỗi sợ làm con bối rối,

Tất cả quyền lực của nó,

Đâu ngăn cản nổi chúng ta xuống đó”

Rồi hướng về cái mõm sưng phồng,

Người quát: – “Câm đi, con sói đáng nguyền rủa,

Hãy gậm nhấm nỗi điên khùng của mày!

Không phải vô cớ mà chúng tôi xuống vực tối này,

Điều đó, trên cao xanh quyết định.

Nơi Thánh Mekele trừng trị bầy phản nghịch,”

Giống như những cánh buồm căng gió,

Bỗng xẹp xuống vì cột buồm gãy gục.

Con ác thú hung dữ liền ngã xuống!

Thế là chúng tôi xuống tầng thứ tư,

Tiếp tục đi theo đường dốc buồn thảm,

Nơi nhấn chìm mọi tội ác nhân gian.

Ôi! Công lý của Trời! Ai đã dồn lại nơi đây,

Đủ mọi hình phạt, tra tấn mà tôi đã thấy,

Tại sao tội lỗi làm sa ngã con người như vậy?

Giống như sóng nước trên vực xoáy Caritdi,

Vỡ tung ra khi gặp làn sóng khác,

Mọi âm hồn đều phải vào vòng nhảy.

Ở đây đám bị đầy ải còn đông hơn,

Phía này, phía kia, những tiếng gào rú lớn,

Họ dùng ngực đẩy lăn những khối nặng.

Họ va đập vào nhau, rồi từ đó,

Quay trở lại và bị dồn về phía sau,

Họ mắng nhau: – “Sao giữ bo bo thế?” – “Sao xài hoang thế?”

Cứ như vậy họ đi theo vòng tròn đen tối,

Cho tới điểm đối diện bên kia,

Miệng không ngừng gào lên điệp khúc xấu hổ!

Rồi mỗi người lại quay trở lại,

Khi đã đi hết nửa vòng ở mé bên kia,

Còn tôi, trước cảnh đó, trái tim tôi như tan nát!

Tôi nói: – “Thưa thầy, xin hãy giảng cho con hay,

Họ là ai, phải chăng tất cả họ đều là tăng lữ,

Những kẻ cạo trọc đầu, ở bên trái đất chúng ta?”

Người trả lời: – “Tất cả đều là một bọn mù tối,

Suốt một đời không biết nghĩ suy,

Nên không biết tiêu pha cho đúng mức.

Lời họ nói phân rõ ràng điều đó,

Khi đụng vào nhau ở hai điểm của vòng tròn,

Nơi mà những lỗi lầm trái ngược đối lập họ với nhau.

Là tăng lữ, những kẻ không một chỏm tóc trên đầu,

Nhưng còn Giáo hoàng và Hồng y giáo chủ,

Những kẻ mà tính keo kiệt đã lên tột bực.”

“Thưa thầy, trong các nhân vật trên đây,

Có thể con cũng biết một đôi người,

Đã làm bẩn đời mình vì một trong hai lỗi đó”.

Người bảo: – “Con có một ý tưởng vô ích,

Cuộc sống mù tối đã khiến bọn này,

Trở thành mù tối nên chúng không còn nhận biết một ai.

Mãi mãi chúng sẽ phải đi đến điểm gặp nhau,

Rồi một ngày nào đó chúng sẽ chui ra khỏi mộ:

Bọn này hai bàn tay nắm chặt, còn bọn kia thì mình trần thân trụi!

Không biết cho, không biết giữ, hai tội lỗi ấy,

Đã tẩy họ khỏi thế gian rồi vào cuộc đánh vật này,

Mà thôi chẳng cần phải dài dòng giảng giải.

Giờ đây con thấy đấy, đó chỉ là một trò đùa ngắn ngủi,

Mọi tiền của mà loài người đã giành nhau chí tử!

Cuối cùng lại được giao cho Thần tài cất giữ.

Vì tất cả vàng bạc dưới ánh trăng

Cũng không thể ban một phút thảnh thơi

Cho ai đó trong đám âm hồn mệt mỏi.”

“Thưa thầy – tôi hỏi – xin thầy giảng cho con,

Thần Tài mà thấy nói đó là ai.

Mà giữ nổi mọi của cái thể gian?”

Người đáp: – “Ôi những sinh linh ngớ ngẩn,

Sao sự ngu dốt lại nặng nề dường ấy!

Ý tưởng này, ta mong con lĩnh hội được.

Đấng tối cao mà trí thông tuệ vượt lên tất cả,

Đã tạo ra các vùng trời và người hướng dẫn,

Để vùng này chiếu sang vùng khác.

Và tỏa ra ánh sáng đều nhau,

Cũng như vậy, đối với những huy hoàng, của thế gian,

Chúa cho người hướng dẫn, một Trí năng tổ chức,

Đều đều luân chuyển những của cải phù du,

Từ người này sang người khác, từ họ này sang họ khác,

Bất chấp trở ngại là lòng tham của con người!

Vậy là kẻ thì phấn phát, kẻ mòn mỏi đợi chờ,

Tùy theo sự điều chỉnh của trí năng đó,

Vốn ẩn kín như con rắn trong đám cỏ.

Sự hiểu biết của ngươi chẳng hể tác động

Đến việc Thần theo dõi, phán xét và cai quản

Các Thần khác cũng làm như vậy.

Mọi chuyển đổi không hề ngừng nghỉ.

Sự cần thiết càng khiến diễn biến nhanh hơn,

Vì vậy con người luôn phải đổi thay số phận.

Chính các Thần cũng có lúc phiền não,

Bởi chính những người đáng ra phải ca ngợi Thần,

Lại chê trách Thần một cách sai lầm, hằn học.

Nhưng Thần vẫn thư thái và chẳng mấy bận tâm,

Vẫn vui vẻ cùng những Thiên Thần khác,

Lăn quả cầu và an lạc với mình.

Bây giờ chúng ta xuống nơi đau thương nhất

Những vì sao đã lặn,

Và chúng ta không được dừng lại quá lâu”.

Chúng tôi đi tới mé bên kia của vòng tròn,

Từ trên cao một dòng suối chảy xuống,

Đổ vào cái khe rồi từ đó chảy ra.

Nước đen như bồ hóng hơn là màu xanh đậm,

Chúng tôi đi theo dòng nước đen ấy,

Vào sâu hơn bằng một lối khó đi.

Con khe buồn thảm đó chảy xuống,

Tới chân những vách đá xanh lạnh lẽo,

Hòa vào cái đầm tên là Stize

Và tôi nhìn chăm chú,

Những con người vấy đầy bùn dơ,

Tất cả đều trần truồng và mặt mày giận dữ.

Họ đánh lẫn nhau nhưng không phải bằng tay

Mà bằng đầu, bằng ngực và bằng chân,

Và dùng răng đớp nhau từng miếng một.

Thầy của tôi nói: – “Con ơi bây giờ con đã thấy,

Linh hồn những kẻ mà sự cuồng nộ thắng thế

Nhưng ta còn muốn con biết rằng:

Dưới nước kia còn có những kẻ đang thở dài

Làm bong bóng sủi lên

Cho con biết nơi chúng đang ẩn nấp”

Đứng trong bùn họ nói: – “Xưa chúng tôi đã sống buồn chán.

Mặc không khí dịu êm và ánh mặt trời rạng rỡ

Vì chúng tôi mang trong mình những luồng khói u buồn.

Bây giờ chúng tôi lại sống buồn hơn trong bùn đen”

Cổ họng họ òng ọc bài ca ấy,

Mà không thể thốt rõ thành lời.

Chúng tôi đã đi theo vòng cung lớn của đầm lầy hôi thối,

Giữa sự khô ráo và sự ướt át,

Mắt nhìn về những kẻ đang ngốn bùn dơ

Cuối cùng chúng tôi đến dưới chân một ngọn tháp.

Khúc VIII Inferno: Canto VIII

Io dico, seguitando, ch’assai prima

che noi fossimo al piè de l’alta torre,

li occhi nostri n’andar suso a la cima

per due fiammette che i vedemmo porre

e un’altra da lungi render cenno

tanto ch’a pena il potea l’occhio tòrre.

E io mi volsi al mar di tutto ‘l senno;

dissi: «Questo che dice? e che risponde

quell’altro foco? e chi son quei che ‘l fenno?».

Ed elli a me: «Su per le sucide onde

già scorgere puoi quello che s’aspetta,

se ‘l fummo del pantan nol ti nasconde».

Xem thêm:  Bài thơ Tìm – Nhà thơ Phú Sĩ

Corda non pinse mai da sé saetta

che sì corresse via per l’aere snella,

com’io vidi una nave piccioletta

venir per l’acqua verso noi in quella,

sotto ‘l governo d’un sol galeoto,

che gridava: «Or se’ giunta, anima fella!».

«Flegiàs, Flegiàs, tu gridi a vòto»,

disse lo mio segnore «a questa volta:

più non ci avrai che sol passando il loto».

Qual è colui che grande inganno ascolta

che li sia fatto, e poi se ne rammarca,

fecesi Flegiàs ne l’ira accolta.

Lo duca mio discese ne la barca,

e poi mi fece intrare appresso lui;

e sol quand’io fui dentro parve carca.

Tosto che ‘l duca e io nel legno fui,

segando se ne va l’antica prora

de l’acqua più che non suol con altrui.

Mentre noi corravam la morta gora,

dinanzi mi si fece un pien di fango,

e disse: «Chi se’ tu che vieni anzi ora?».

E io a lui: «S’i’ vegno, non rimango;

ma tu chi se’, che sì se’ fatto brutto?».

Rispuose: «Vedi che son un che piango».

E io a lui: «Con piangere e con lutto,

spirito maladetto, ti rimani;

ch’i’ ti conosco, ancor sie lordo tutto».

Allor distese al legno ambo le mani;

per che ‘l maestro accorto lo sospinse,

dicendo: «Via costà con li altri cani!».

Lo collo poi con le braccia mi cinse;

basciommi ‘l volto, e disse: «Alma sdegnosa,

benedetta colei che ‘n te s’incinse!

Quei fu al mondo persona orgogliosa;

bontà non è che sua memoria fregi:

così s’è l’ombra sua qui furiosa.

Quanti si tegnon or là sù gran regi

che qui staranno come porci in brago,

di sé lasciando orribili dispregi!».

E io: «Maestro, molto sarei vago

di vederlo attuffare in questa broda

prima che noi uscissimo del lago».

Ed elli a me: «Avante che la proda

ti si lasci veder, tu sarai sazio:

di tal disio convien che tu goda».

Dopo ciò poco vid’io quello strazio

far di costui a le fangose genti,

che Dio ancor ne lodo e ne ringrazio.

Tutti gridavano: «A Filippo Argenti!»;

e ‘l fiorentino spirito bizzarro

in sé medesmo si volvea co’ denti.

Quivi il lasciammo, che più non ne narro;

ma ne l’orecchie mi percosse un duolo,

per ch’io avante l’occhio intento sbarro.

Lo buon maestro disse: «Omai, figliuolo,

s’appressa la città c’ha nome Dite,

coi gravi cittadin, col grande stuolo».

E io: «Maestro, già le sue meschite

là entro certe ne la valle cerno,

vermiglie come se di foco uscite

fossero». Ed ei mi disse: «Il foco etterno

ch’entro l’affoca le dimostra rosse,

come tu vedi in questo basso inferno».

Noi pur giugnemmo dentro a l’alte fosse

che vallan quella terra sconsolata:

le mura mi parean che ferro fosse.

Non sanza prima far grande aggirata,

venimmo in parte dove il nocchier forte

«Usciteci», gridò: «qui è l’intrata».

Io vidi più di mille in su le porte

da ciel piovuti, che stizzosamente

dicean: «Chi è costui che sanza morte

va per lo regno de la morta gente?».

E ‘l savio mio maestro fece segno

di voler lor parlar segretamente.

Allor chiusero un poco il gran disdegno,

e disser: «Vien tu solo, e quei sen vada,

che sì ardito intrò per questo regno.

Sol si ritorni per la folle strada:

pruovi, se sa; ché tu qui rimarrai

che li ha’ iscorta sì buia contrada».

Pensa, lettor, se io mi sconfortai

nel suon de le parole maladette,

ché non credetti ritornarci mai.

«O caro duca mio, che più di sette

volte m’hai sicurtà renduta e tratto

d’alto periglio che ‘ncontra mi stette,

non mi lasciar», diss’io, «così disfatto;

e se ‘l passar più oltre ci è negato,

ritroviam l’orme nostre insieme ratto».

E quel segnor che lì m’avea menato,

mi disse: «Non temer; ché ‘l nostro passo

non ci può tòrre alcun: da tal n’è dato.

Ma qui m’attendi, e lo spirito lasso

conforta e ciba di speranza buona,

ch’i’ non ti lascerò nel mondo basso».

Così sen va, e quivi m’abbandona

lo dolce padre, e io rimagno in forse,

che sì e no nel capo mi tenciona.

Udir non potti quello ch’a lor porse;

ma ei non stette là con essi guari,

che ciascun dentro a pruova si ricorse.

Chiuser le porte que’ nostri avversari

nel petto al mio segnor, che fuor rimase,

e rivolsesi a me con passi rari.

Li occhi a la terra e le ciglia avea rase

d’ogne baldanza, e dicea ne’ sospiri:

«Chi m’ha negate le dolenti case!».

E a me disse: «Tu, perch’io m’adiri,

non sbigottir, ch’io vincerò la prova,

qual ch’a la difension dentro s’aggiri.

Questa lor tracotanza non è nova;

ché già l’usaro a men segreta porta,

la qual sanza serrame ancor si trova.

Sovr’essa vedestù la scritta morta:

e già di qua da lei discende l’erta,

passando per li cerchi sanza scorta,

tal che per lui ne fia la terra aperta»

Dịch

Như trên đây đã nói,

Chúng tôi đến dưới chân một ngọn tháp,

Ngước mắt nhìn lên đỉnh cao vút!

Trên đó nhấp nháy hai chấm lửa,

Một chấm khác, xa hơn đáp lại,

Xa đến nỗi phải cố nhìn mới thấy.

Quay về con đường đại dương của các ngành khoa học,

Tôi hỏi: – “Hai đốm lửa kia đang nói gì với nhau?

Ai là kẻ đã tạo ra chúng?”

Thầy đáp: – “Ở đàng kia, cuối dòng nước bẩn,

Con sẽ thấy cái đang đợi chúng ta,

Nếu sương mù không che khuất.

Mũi tên từ dây cung bay đi,

Xứ rách bầu không khí,

Cũng chỉ nhanh bằng chiếc thuyền nhỏ đang lao tới.

Trong nháy mắt đã xé nước, đến trước chúng tôi,

Trên tay lái chỉ một thủy thủ đang gào lên,

“Mày đã đến rồi ư, hỡi âm hồn bị đày ải!”

Thầy tôi liền quát: “Fleza, Fleza,

Gào to làm chi vô ích!

Anh chỉ việc trở chúng tôi qua sông bùn này.”

Như một kẻ đã nhận ra sai lầm,

Từ căng thẳng đổi thành đấu dịu,

Fleza đã nguôi cơn giận.

Thầy tôi bước xuống thuyền,

Rồi quay lại đỡ tôi xuống theo,

Chỉ khi đó chiếc thuyền mới hơi lún xuống!

Ngay sau khi thầy hướng đạo và tôi bước đến,

Con thuyền cổ vội rẽ sóng lướt đi,

Vì còn nhiều việc phải làm với người khác.

Trong lúc thuyền còn lướt trên làn nước chết,

Trước mắt tôi hiện ra một âm hồn bùn bê bết,

Hắn hỏi tôi: – “Anh là ai, sao lại đến trước giờ?”

Tôi đáp: – “Tôi đến nhưng sẽ không ở lại,

Còn anh là ai mà trông ghê như vậy?”

Hồn đáp: – “Anh thấy đấy tôi là một trong những kẻ đang khóc than”.

Tôi đáp: – “Hãy ở lại mà khóc than với tang tóc,

Hỡi âm hồn đáng nguyền rủa,

Ta đã nhận ra ngươi, dù bùn đen nhem nhuốc”.

Hắn giơ cả hai tay về phía chiếc thuyền,

Nhưng thầy tôi đã gạt đi:

“Hãy cút khỏi đây, với những con chó khác”.

Rồi thầy ôm vòng quanh cổ tôi và hôn,

“Hỡi tâm hồn kiêu hãnh,

Cầu Chúa phù hộ cho người đã thai nghén ra con!

Gã này, trên trần thế là một tên kiêu ngạo,

Trong tâm nó không một chút tình nhân ái,

Nên ở đây nó cũng giận dữ điên khùng.

Bao kẻ trên kia tự xem là những đức vua vĩ đại,

Mà xuống đây là đàn lợn trong đống phân,

Chỉ còn giữ được sự khinh bỉ kinh người”.

Tôi nói: – “Thầy ơi, con mong được thấy,

Hắn chết ngạt trong dòng nước bẩn,

Trước khi chúng ta rời khỏi đầm lầy”.

Thầy tôi đáp: – “Trước khi đến bến bên kia,

Con sẽ được hài lòng,

Một ước muốn như thế sẽ làm con vui sướng”.

Chỉ sau chốc lát, tôi thấy cuộc tra tấn,

Đám âm hồn bùn bê bết khắp đầu,

Khiến tôi đến nay vẫn còn thầm cảm ơn Thượng Đế.

Cả bọn gào lên: “Ê, thằng Filippo Azangti”

Và tên Firenze điên khùng,

Cứ nhè đúng thân mình mà cắn!

Chúng tôi bỏ mặc hắn và xin không nói nữa,

Ập vào tai tôi những lời nức nở khóc than,

Khiến tôi phải chăm chăm nhìn về phía trước.

Vị ân sư của tôi liền bảo:

“Đã đến gần thành phố Dite,

Với một lũ đông đúc bị đày ải nặng nề”.

Tôi nói: “Thưa thầy, con đã thấy những nhà thờ.

Hiện lên rất rõ đàng xa, trong thung lũng.

Rực hồng lên trong lửa đỏ.”

Người đáp: – “Đó là ngọn lửa vĩnh hằng,

Rực cháy bên trong và tỏa ra màu hồng,

Như con thấy nơi Địa ngục thẳm sâu này”.

Cuối cùng chúng tôi đến cạnh một hào sâu

Bao quanh một thành phố đơn độc,

Mà tường thành trông như bằng sắt.

Sau khi lượn quanh một vòng,

Thuyền đưa chúng tôi tới một nơi,

Lão lái đó quát lớn: – “Cổng vào, xuống đi”,

Tôi thấy trên cổng có hơn nghìn quỷ sứ,

Chúng nhảy xuống và hét lên giận dữ:

“Mày là ai, sao chưa chết?

Mà lại dám đến vương quốc của những người đã chết?”

Vị thần thông thái của tôi liền ra dấu hiệu,

Tỏ ý có điều bí mật, muốn bàn riềng với chúng.

Bọn quỷ sứ liền giảm bớt một phần khinh thị,

Và bảo: – “Một mình ngươi vào thôi, còn tên kia thì đi đi.

Sao nó dám liều lĩnh đến vương quốc này?

Nó đành phải trở về một mình theo con đường rồ dại,

Mà nó đã thử, đã biết, còn ngươi ở lại,

Mặc dù ngươi đã dẫn nó qua bao vùng tăm tối”.

Bạn đọc thử nghĩ xem tôi nản chí biết bao,

Khi nghe bấy nhiêu lời độc ác,

Và tôi tin rằng không bao giờ có thể trở về.

“Ôi thầy dẫn đường kính mến đã hơn bảy lần,

Người cho con sự che chở an toàn,

Đã kéo con ra khỏi bao hiểm nguy đe dọa.

Xin đừng bỏ rơi con, xin đừng làm con tuyệt vọng,

Nếu chúng không cho con đi xuống sâu hơn,

Thì cả hai thầy trò ta cùng nhau quay lại”.

Nhưng vị sư phụ từng dắt dẫn tôi đến đây,

Lại bảo: – “Con đừng sợ, chẳng ai ngăn nổi chúng ta đâu.

Khi đã được uy quyền tối cao cho phép.

Con hãy đợi ta ở đây,

Hãy lấy hi vọng vực dậy tinh thần mệt mỏi,

Ta sẽ không bỏ con lại dưới vực thẳm sâu này”.

Rồi người cha thân yêu của tôi bước đi,

Để tôi ở lại với tâm trạng rối bời,

Nửa tin nửa ngờ, đầu óc căng thẳng.

Không nghe được thầy nói gì với chúng nó,

Nhưng thầy cũng chỉ nói trong chốc lát,

Rồi cả bọn chúng chạy vụt vào trong.

Chúng liền đóng sầm cửa lại ngay trước mũi thầy tôi,

Và người đứng bên ngoài,

Quay lại phía tôi từng bước đi chầm chậm,

Mắt nhìn xuống và không còn vẻ bình tâm,

Người thì thầm trong tiếng thở dài:

“Chúng cấm ta vào nơi đầy ải!”

Rồi người lại nói: “Ta rất bất bình,

Nhưng con chớ ngại, chúng ta sẽ vượt qua cuộc đấu này.

Dù bên trong chúng đang tìm mọi cách ngăn cản.

Trò hỗn láo này của chúng đâu có gì mới mẻ,

Chúng đã từng bày trò ở cổng khác, ít cơ mật hơn,

Cái cổng đó đến nay không còn đóng nữa.

Con đã thấy trên cổng đó những dòng chữ chết”.

Nhưng kìa, trên dốc núi có người đi xuống

Một mình vượt qua các tầng địa ngục

Nhờ người này thành phố sẽ mở cửa cho chúng tôi.

Thần Khúc là một dấu son đỏ đánh dấu sự thành công của nhà thơ Dante Alighieri. Màu sắc trung cổ in đậm trên Thần Khúc. Tác phẩm gồm 3 phần: Địa Ngục, Tĩnh Ngục và Thiên Đường, mỗi phần 33 khúc, thêm một khúc khai mào thế là có tất cả 100 khúc.Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết này của chúng tôi!

Xem Thêm: Trọn bộ tập thơ Thần Khúc vang danh của nhà thơ Dante Alighieri phần 1

Theo Thuvientho.com

Check Also

Những bài thơ hay về hoa cúc họa mi

Những bài thơ hay về hoa cúc họa mi

Hoa cúc họa mi còn được gọi là hoa cúc dại hay là hoa cúc …